1. Pesach Sheni có nghĩa là “ Lễ Vượt Qua[Hy sinh] thứ hai”
Vào thời kỳ Đền Thờ, người Do Thái thường tham dự Lễ Vượt Qua tại Jerusalem. Vào buổi chiều trước ngày lễ của ngày 15 tháng Nissan, họ hiến tế một con cừu thay thế cho con đầu lòng của dân Israel. Việc dâng của lễ này được gọi là Korban Pesach (Lễ tế lễ Vượt qua) để ăn trong buổi Seder (bữa ăn vượt qua) của họ vào buổi tối hôm đó. Nếu ai đó không thể tham gia lễ Vượt Qua vào thời điểm thích hợp, họ sẽ dâng của lễ một tháng sau đó.
2. Kỳ lễ này được khởi xướng bởi chính những người Do Thái và được Chúa đồng ý.
Như được chép trong Dân số ký 9:1-14 thì một năm sau cuộc Xuất hành , Dân Y-sơ-ra-ên tổ chức Lễ Vượt qua đầu tiên của họ với tư cách là những người tự do. “Vả, có mấy người vì cớ xác chết mà bị ô uế, không được giữ lễ Vượt qua trong ngày đó, bèn đến trước mặt Môi-se và A-rôn, mà thưa cùng Môi-se rằng: Chúng tôi bị lây ô uế vì xác chết của loài người; sao tại trong dân Y-sơ-ra-ên chúng tôi phải bị cất phần dâng của lễ cho Đức Giê-hô-va theo kỳ đã chỉ?”(Dân số ký 9:6-7)
Để đáp lại lời cầu xin của họ, Đức Chúa Trời đã thiết lập “Lễ Vượt Qua Thứ Hai” ( Pesach Sheni ) cho bất cứ ai không thể mang lễ vật vào thời điểm đã định.
3. Lễ Vượt qua thứ hai được tổ chức vào ngày 14 tháng Iyar.
Lễ Vượt qua thứ hai được đưa ra vào ngày 14 tháng Iyar, đúng một tháng sau khi phần còn lại của dân tộc Do Thái dâng của lễ Vượt qua của họ tại Jerusalem. Đây là quy định của Chúa đối với sự cầu hỏi của họ được chép “Đức Giê-hô-va bèn phán cùng Môi-se rằng: hãy nói cùng dân Y-sơ-ra-ên rằng: Khi một người trong vòng các ngươi hay là trong vòng hậu đại các ngươi bị ô uế vì cớ xác chết, hoặc mắc đi xa, thì cũng buộc phải giữ lễ Vượt qua cho Đức Giê-hô-va. Mấy người đó phải giữ lễ nầy NGÀY MƯỜI BỐN THÁNG 2 (tháng Iyar ngày nay), vào buổi chiều tối, ăn bánh không men cùng rau đắng, chớ nên để chi còn dư lại đến sáng mai, và cũng chẳng nên bẻ gãy những xương; phải giữ theo mọi luật lệ về lễ Vượt qua vậy” ( Dân số ký 9:8-12).
4. Ăn bánh không men và rau đắng trong kỳ lễ Vượt Qua thứ hai.
Cũng giống như lễ vượt qua đầu tiên, con chiên của lễ Vượt Qua thứ hai đã nướng trên lửa và ăn vào đêm trước của 15 ngày , cùng với matzah (bánh không men) và maror (rau đắng).
5. Lễ Vượt Qua Thứ Hai không cần phải loại bỏ MEN ở trong nhà như Lễ Vượt Qua đầu tiên.
Lễ Vượt Qua thứ hai chỉ liên quan đến việc hy sinh Chiên Con Vượt Qua. Tuy nhiên, người do thái không cần phải loại bỏ tất cả các loại men ra khỏi nhà như Lễ Vượt Qua đầu tiên. Một điểm khác biệt khác giữa hai Lễ Vượt Qua là Thi Thiên Ngợi Khen ( Hallel ) được nói trong lúc thiêu lễ vật của Lễ Vượt Qua lần đầu tiên chứ không phải khi ăn thịt cừu ở Lễ Vượt Qua Thứ Hai.
6. Lễ Vượt Qua Thứ Hai được dành cho cả những người cố ý không tham gia Lễ Vượt Qua Thứ Nhất.
Kinh Thánh nói rằng lễ Vượt Qua thứ hai là chủ yếu dành cho những người đã bị ô uế hoặc ở xa Jerusalem vào sáng ngày 14 tháng Nissan. Nhưng bất kỳ ai cố ý hay vô ý bỏ qua lần đầu tiên đều có thể có cơ hội “trở lại” trong Pesach Sheni (Lễ Vượt Qua Thứ Hai).
7. Nó đã từng được gọi là "Lễ Vượt Qua Nhỏ"
Ngày nay Lễ Vượt Qua Thứ Hai thường được gọi là Pesach Sheni. Tuy nhiên, trong sách Mishnah , nó được gọi là Pesach Katan (“Lễ Vượt Qua Nhỏ”)
8. Hôm nay chúng ta ăn Matzah.
Trong thực tế hậu Đền thờ của người Do Thái thì ngày nay không có lễ tế lễ Vượt qua như trước kia (hy sinh chiên con, dâng trên đền thờ) vì vậy Pesach Sheni (Lễ Vượt Qua thứ hai) đã mất chức năng chính của nó. Tuy nhiên, người Do Thái trên khắp thế giới vẫn kỷ niệm ngày ý nghĩa này bằng cách ăn matzah (Bánh không men), thịt cừu nướng cùng rau đắng.
9. Bài học của Lễ Vượt Qua thứ hai: Không bao giờ là quá muộn.
Pesach Sheni là một điều răn phi thường khi mà Chúa đã lập ra luật pháp chỉ cho một nhóm nhỏ người Do Thái. Chúa đã bày tỏ tình yêu đối với những người theo luật thì là không trong sạch nhưng có lòng chân thành để yêu cầu một cơ hội thứ hai. Bài học cho chúng ta rất rõ ràng: Cho dù chúng ta có thể đi lang thang bao xa, hoặc chúng ta có thể không xứng đáng, không trong sạch thì Đức Chúa Trời vẫn sẽ mở đường cho chúng ta nếu chúng ta chân thành muốn sửa đổi.
Giống như những người Do Thái đã bị ô uế ngày xưa không ngại xin cơ hội để trở lại cùng Đức Chúa Trời thì cũng vậy luôn có cơ hội cho mỗi một chúng ta trở lại cùng với Đức Chúa Trời qua Chúa Jesus Christ.
Mục vụ Do Thái
Comments