top of page
Tìm kiếm

A-NA-TỐT – VÙNG ĐẤT LỊCH SỬ, QUÊ HƯƠNG CỦA GIÊ-RÊ-MI VÀ EIN PRAT NƠI ÔNG ĐÃ DẤU ĐAI CỦA MÌNH.





Sa-mạc Judean là vùng đất có thể kể cho chúng ta nghe nhiều câu chuyện trong Kinh Thánh, một trong số đó là A-na-tốt và Ein Prat. Đây là vùng đất tuyệt đẹp cũng như chúng lưu giữ nhiều giá trị lịch sử.

Thị trấn A-na-tốt là một thị trấn của người Do Thái ở Judea và Samaria đã được tồn tại từ thời Kinh Thánh và được tái lập vào năm 1982, các khu định cư của thị trấn được bao quanh bởi những ngọn đồi nhấp nhô tuyệt đẹp theo tầm mắt. Hiện nay đang có 1.546 người sinh sống và vẫn đang tiếp tục phát triển. Cảnh quan tuyệt đẹp, không gian yên tĩnh và phong phú của không gian xanh khiến đây trở thành một nơi lý tưởng để nuôi dạy một gia đình!



Vào thời Kinh thánh, A-na-tốt là một trong 48 thành phố được trao cho người Lê-vi ( Giô-suê 21:18 ).

Trong thời kỳ trị vì của mình, vua David có 30 vị tướng giỏi và trung thành. Một trong những vị tướng đó chính là A-bi-ê-xe ở A-na-tốt; (2 Sa-mu-ên 23:27). Trong thời ông, thầy tế lễ A-bi-tha là người đã đi theo Vua Đa-vít, chính ông cũng là người bổ nhiệm A-bi-tha từ A-na-tốt làm thầy tế lễ cả. Khi Sa-lô-môn chuẩn bị lên ngôi, người em cùng cha khác mẹ của ông là A-đô-gia đã cố gắng chiếm đoạt ngai vàng và được A-bi-tha ủng hộ. Chính vì vậy mà khi Vua Sa-lô-môn lên ngôi, thay vì xử tử, ông đã đuổi ông ta khỏi việc phục vụ trong Đền thờ, bảo ông ta trả lại A-na-tốt “Đoạn, vua nói với thầy tế lễ A-bia-tha rằng: Hãy lui về A-na-tốt, trong đất ngươi, vì ngươi đáng chết. Song ngày nay ta không giết ngươi, vì ngươi có khiêng hòm giao ước của Chúa Giê-hô-va, trước mặt Đa-vít, là cha ta, và bởi vì ngươi đã bị hoạn nạn trong các sự hoạn nạn của cha ta.” (xin xem 1 Các Vua 2:26). Điều này đã ứng nghiệm lời tiên tri mà Chúa đã với tổ tiên của ông, thầy tế lễ cả Hê-li, rằng chức thầy tế lễ thượng phẩm sẽ sớm bị loại khỏi gia đình ông (xin xem 1 Sa-mu-ên 2).



Đáng kể nhất, A-na-tốt chính là là quê hương của Tiên tri Giê-rê-mi (xin xem Giê-rê-mi 1: 1). Giê-rê-mi không chỉ sống ở đây, mà chính ở ở vùng lân cận này mà Đức Chúa Trời đã nói chuyện với ông. Đây là nơi Đức Chúa Trời đã bảo Giê-rê-mi đến Prat (Suối được tìm thấy trong hẻm núi ngay bên dưới thị trấn) và mang theo một chiếc thắt lưng vải lanh bên mình. Anh ta đã giấu nó trong các khe hở của một hang động (thực sự, ai đi bộ đường dài này sẽ được xem thấy rất nhiều hang động tự nhiên đã hình thành ở thung lũng Ein Prat).


Sau một thời gian, Chúa đã bảo Giê-rê-mi quay trở lại hang động để lấy lại chiếc thắt lưng giờ đã mục nát. Đây là lời tiên tri về sự hủy diệt sắp xảy ra của Jerusalem và sự lưu đày nếu người dân không ăn năn ở mức độ họ mong đợi.



Cũng cần lưu ý thêm, một số Kinh thánh viết bằng tiếng Anh dịch từ “Prat” trong tiếng Do Thái là Sông Euphrates, ở Iraq ngày nay. Chắc chắn, con sông hùng vĩ đó còn được gọi là “Prat” trong Thánh ngữ, nhưng theo các nguồn Do Thái “Prat” trong trường hợp này là ám chỉ Ein Prat. Đây là bằng chứng cho thấy Đức Chúa Trời có khả năng đã không cử Jeremiah (người hiện đang ở Jerusalem và A-na-tốt gần đó) đến Iraq hai lần để lấy chiếc thắt lưng. Đúng hơn, vì Giê-rê-mi sống gần “Prat” ở Israel, nên có khả năng đây là địa điểm của “Prat”.



Giê-rê-mi được Chúa báo về sự lưu đày và tin tức về sự cứu chuộc trong tương lai được kết nối với nơi này. Khi nhà tiên tri bị cầm tù ở Jerusalem, Ha-na-mê-ên, con trai Sa-lum chú của ông đã yêu cầu ông mua ruộng của mình ởA-na-tốt ( Giê-rê-mi 32 ). Qua lời tiên tri, Giê-rê-mi biết Đức Chúa Trời muốn ông mua mảnh ruộng này nên đã làm theo và mua nó.


Câu hỏi đặt ra, tại sao Giê-rê-mi lại mua ruộng khi biết sắp bị lưu đày? Câu trả lời là vì Đức Chúa Trời muốn dân sự của Ngài biết rằng mặc dù họ có thể sớm bị lưu đày, nhưng một ngày nào đó họ sẽ trở về nhà cửa và ruộng đồng. Giê-rê-mi đầu tư tiền của chính mình để chứng minh rằng điều này là đúng Sau đó, ông đưa chứng thư cho người viết thư là Ba-rúc, con trai của Nê-ri-gia, và bảo ông cất giữ nó ở một nơi được bảo vệ. (xin xem Giê-rê-mi 32).


Vài thập kỷ sau, dân tộc Do Thái quay trở lại tái lập A-na-tốt, giống như Giê-rê-mi đã tiên tri (Nê-hê-mi 11:32). Sau cuộc nổi dậy vĩ đại của người Do Thái (khoảng 66-73 CN) và đặc biệt là sau cuộc nổi dậy Bar Kochba (khoảng 132-135 CN), các thành phố Do Thái ở khu vực này, bao gồm cả A-na-tốt, đã bị phá hủy và cư dân Do Thái của nó bị lưu đày.



Vào thế kỷ thứ 4 sau CN (khoảng năm 330 CN), một khu phức hợp tu viện (một trong những ti việnlâu đời nhất thế giới) được xây dựng bên trong một trong những hang động, với tòa nhà nhô ra từ đá núi.

Mặc dù bị phá hủy bởi Persions vào năm 614 CN, nó đã được xây dựng lại như một Tu viện Chính thống giáo của Nga vào thế kỷ 19, nơi nó vẫn còn cho đến ngày nay.


Trong vài thập kỷ gần đây, người Do Thái đã quay trở lại khu vực này hàng loạt. Thành phố Maale Adumim gần đó là thành phố Do Thái lớn thứ ba ở Judah và Samaria. Như Đức Chúa Trời đã hứa qua Giê-rê-mi, khu vực này đang phát triển mạnh mẽ.


Biên tập bởi Mục Vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam


Comments


bottom of page