Có một một thực tế đáng buồn là khi nền kinh tế đang gặp khó khăn thì bị ảnh hưởng nặng nề nhất thường là các tổ chức từ thiện, và những người nghèo. Tại Mỹ, gần 94% các tổ chức từ thiện cho biết nền kinh tế hiện đang có tác động tiêu cực đến việc gây quỹ.
Có thể nói rằng ban cho trong lúc khủng hoảng là hành động đòi hỏi sự vượt qua giới hạn của chính mình. Kinh Thánh có chép về một trường hợp dâng hiến cách mạnh mẽ dù họ đang gặp khó khăn là Hội Thánh tại xứ Ma-xê-đoan “Hỡi anh em, chúng tôi muốn anh em biết ơn Đức Chúa Trời đã làm cho các Hội thánh ở xứ Ma-xê-đoan: Đang khi HỌ CHỊU NHIỀU HOẠN NẠN thử thách, thì lòng quá vui mừng, và cơn rất nghèo khó của HỌ ĐÃ RÃI RỘNG RA SỰ DƯ DẬT của lòng rộng rãi mình.” Phao lô tiếp “Vì tôi làm chứng cho họ rằng họ ĐÃ TỰ Ý QUYÊN TIỀN THEO SỨC MÌNH, hoặc CŨNG QUÁ SỨC NỮA,” chẳng những vậy họ còn “NÀI XIN CHÚNG TÔI làm ơn CHO HỌ CÓ PHẦN vào sự giùm giúp các thánh đồ.” II Cô-rinh-tô 8:1-4. Cho nên, nếu chúng ta hiểu đúng về sự ban cho thì chúng ta có thể làm điều này với mọi hoàn cảnh.
Người Do Thái được dạy dỗ rất nhiều về sự ban cho, đây là dân tộc duy nhất coi “làm việc lành” là điều răn và là nghĩa vụ của mỗi người. Từ tiếng Hebrew cho việc “từ thiện” là tzedakah, nhưng người Do Thái không dùng từ “từ thiện” mà gọi đó là “việc làm công chính”. Nghĩa đen của từ “tzedakah” là “công bình” Đó chỉ đơn giản là điều đúng đắn và cần làm; vượt ngoài nghĩa vụ và sự khen ngợi. Theo truyền thống của người Do Thái, thì họ dành ít nhất là 10% thu nhập ròng cho tzedakah cách tình nguyện.
TIỀN LÀ CỦA AI?
Vua Đa-vít đã thốt lên rằng “Vì mọi vật đều do nơi Chúa mà đến; và những vật chúng tôi đã dâng cho Chúa CHẲNG QUA LÀ ĐÃ THUỘC VỀ CHÚA.” (II Sử ký 29:14). Người Do Thái tin rằng họ là người chịu trách nhiệm hay là chỉ người quản lý tài chính trong Ngân Hàng Của Chúa. Họ tin rằng ngoài số tiền mà Chúa ban cho để sử dụng cho mục đích cá nhân thì Chúa cho họ một khoản tiền khác để làm các “việc làm công chính”. Chính vì vậy mà Phao Lô nói trong II Cô-rinh-tô 9:8 “Đấng phát HỘT GIỐNG cho kẻ gieo giống và BÁNH ĐỂ NUÔI MÌNH, cũng sẽ phát hột giống cho anh em và làm cho sanh hóa ra nhiều” và chính “Đức Chúa Trời có quyền ban cho anh em đủ mọi thứ ơn đầy dẫy, hầu cho anh em hằng ĐỦ ĐIỀU CẦN DÙNG trong mọi sự, LẠI CÒN RỜI RỘNG nữa ĐỂ LÀM CÁC THỨ VIỆC LÀNH…”
Đức Chúa Trời đã tạo ra một thế giới của người cho và người nhận Chúa chu cấp cho mọi tạo dựng của Ngài và Chúa mong muốn rằng lợi ích của Chúa sẽ đến được với "người nhận" thông qua ví của “người được cho.”. Khi hiểu được điều này, thì sự ban cho không còn là việc “nên hay không nên” trong lúc khó khăn mà việc phải làm vì đơn giản là chúng ta trung thành thực hiện trách nhiệm của mình.
Nếu coi sự ban cho là “từ thiện” thì “hoàn cảnh” sẽ là trở ngại nhưng nếu nó là “Tzedakah; việc làm công chính”, 10% hạt giống phải để ra thì đó sẽ là điều phải làm.
THỬ NGHIỆM CỦA CHÚA.
Người Do Thái tin rằng, ban cho trong lúc khó khăn chắc chắn là thử nghiệm của Chúa. Mặc dù Ngài biết rằng trái tim của người Do Thái luôn rộng mở, và luôn sẵn sàng lắng nghe lời kêu gọi của Kinh Thánh và của “mitzvot; điều răn” nhưng Ngài vẫn ban cho những bài kiểm tra để biết rằng chúng ta là đáng tin tưởng. Người Do Thái tin rằng, một người Do Thái khôn ngoan sẽ là người hiểu rằng đây chỉ là một nỗ lực để kiểm tra anh ta. Khi vượt qua được thử nghiệm này thì phước hạnh sẽ đến.
THỬ NGHIỆM CỦA CHÚNG TA.
Vua Sa-lô-môn nói trong Châm Ngôn 19:17 “Ai thương xót kẻ nghèo, tức cho Đức Giê-hô-va vay mượn; Ngài sẽ báo lại việc ơn lành ấy cho người.” Người Do Thái tin rằng, tất cả “tzedakah” sẽ được hoàn trả đầy đủ với nhiều “lãi suất” bởi Chúa và sẽ không bao giờ lỗ (hay thua) trong việc cho “tzedakah”. Trong khi phần thưởng cho hầu như tất cả các mitzvot (Điều răn) nằm ở thế giới tương lai thì tất cả các tzedakah (từ thiện; việc làm công chính) đều sẽ được hoàn trả đầy đủ, với rất nhiều “tiền lãi” trong suốt cuộc đời ở thế giới hiện tại.
Kinh Torah cấm người Do Thái “Các ngươi CHỚ THỬ Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi,” nhưng Tzedakah là ngoại lệ; Ma-la-chi 3:10 chép “Các ngươi hãy đem hết thảy phần mười vào kho, hầu cho có lương thực trong nhà ta; và từ nay các ngươi KHÁ LẤY ĐIỀU NÀY THỬ TA, Đức Giê-hô-va vạn quân phán, xem ta có mở các cửa sổ trên trời cho các ngươi, đổ phước xuống cho các ngươi đến nỗi không chỗ chứa chăng!”
Vậy nên, khó khăn là lúc ban cho nhiều hơn để vượt qua “thử nghiệm” và để được phước nhiều hơn như lời Chúa phán “Ban cho thì có phước hơn là nhận lãnh” (Công vụ 20:35).
Bài viết bởi Mục Vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam
Comments