Bết-hô-rôn là địa danh không được nhắc đến nhiều trong Kinh Thánh nhưng nơi này là nơi đã diễn ra một trong những sự kiện ấn tượng nhất trong Kinh thánh. Đức Chúa Trời đã khiến một trận mưa đá đến từ trời để giúp Giô-suê chiến thắng quân nghịch.
Bết-Hô-rôn là một thị trấn hiện vẫn còn cho đến ngày nay, con đường nổi tiếng nhất ở nơi này có tên là “Đường lên Beit Horon” hay còn gọi “Đường dốc Bết-Hô-rôn” khá yên tĩnh, ngoạn mục. Vào thời Kinh thánh, có hai thị trấn Bết-Hô-rôn trên và Bết-Hô-rôn dưới nằm trên Con đường ven biển chính của Jerusalem gần như là Quốc lộ 443 ngày nay.
Bết-Hô-rôn lần đầu được nhắc đến trong Kinh Thánh Giô-suê 10:10 đó là câu chuyện Giô-suê chiến thắng năm vua của dân A-mô-rít “Vậy, năm vua A-mô-rít, tức là vua Giê-ru-sa-lem, vua Hếp-rôn, vua Giạt-mút, vua La-ki, và vua Éc-lôn …”. Khi Chúa bảo Giô-suê lên đánh các vua này, Giô-suê đã vâng lời và chiến thắng . Khi quân đội của các vua chạy trốn thì một phép lạ kỳ diệu đã xảy ra Giô-suê 10:11 chép “Khi chúng nó chạy trốn trước mặt Y-sơ-ra-ên và xuống dốc Bết-Hô-rôn, thì Đức Giê-hô-va khiến đá lớn từ trời rớt xuống cả đường cho đến A-xê-ca, và chúng nó đều bị chết. Số những người bị chết về mưa đá nhiều hơn số những người bị dân Y-sơ-ra-ên giết bằng gươm.”
Tên thị trấn Ca-na-an này, bắt nguồn từ tên của một vị thần Ai Cập-Canaan, ngày nay người ta cũng tìm thấy được những đồ gốm từ cuối thời kỳ Ca-na-an, khi đó người Ai Cập chính là những người cai trị của vùng đất này. Điều này cho thấy rằng đây là nơi của sự thờ thần tượng đến đỉnh điểm vì vậy mà họ đã nhận sự trừng phạt từ trời. Các làng của Bết-Hô-rôn đánh dấu biên giới giữa lãnh thổ của chi phái Bên-gia-min và Ép-ra-im (Giô-suê 16: 3-5). Mặc dù nằm ở phía biên giới Ép-ra-im nhưng Bết-Hô-rôn (và vùng đất xung quanh) là một trong 48 thành phố được trao cho người Lê-vi (xem Giô-suê 21:22).
Người đầu tiên xây dựng cả thị trấn Bết-Hô-rôn trong Kinh thánh là Sê-ê-ra, con gái của Ephraim “Con gái người là Sê-ê-ra; nàng xây Bết-Hô-rôn trên và dưới, cùng U-xên-Sê-ê-ra.” ( 1 Sử ký 7:24). Vua Solomon đã biến chúng thành những thành phố rất kiên cố “Người cũng xây Bết-Hô-rôn trên và Bết-Hô-rôn dưới, là những thành bền vững, có vách tường, cửa và then khóa;” ( 2 Sử ký: 8: 5).
Bết-Hô-rôn được xây dựng vững chải bởi vì nó không chỉ nằm trên tuyến đường được cho là quan trọng nhất trong nước, mà nó còn là con đường dễ bị tổn thương nhất (và cực kỳ dốc), được gọi trong Kinh thánh là “Đường dốc Bết-Hô-rôn” . Theo người Do Thái thì đoạn đường nối hai thị trấn Thượng và Hạ cách nhau khoảng hai dặm hẹp đến mức nếu hai con lạc đà cố gắng đi ngang qua nhau, cạnh nhau cùng một lúc, cả hai sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm với các hẻm núi sâu bên phải và bên trái của nó.
Chính dọc tuyến đường này đã diễn ra một trong những sự kiện kịch tính nhất trong Kinh thánh như đã nhắc phía trên. Những người sống sót của trận chiến với năm vua đã chạy trốn bằng con đường “Đường dốc Bết-Hô-rôn” và họ đã gặp trận mưa đá từ trời ở tại đây.
Một phép lạ thứ hai cũng được cho là diễn ra tại đây vào năm 63 TCN. Trước đó, trong hơn một thế kỷ tiếp theo, người La Mã cai trị bằng nắm đấm sắt, thường xuyên đàn áp Do Thái. Khi người Do Thái không còn chịu đựng được sự tàn ác của người La Mã, họ đã nổi dậy bằng cách tấn công binh lính La Mã ở Jerusalem, khiến họ phải chạy trốn khỏi thành phố khoảng năm 66 CN.
Gaius Cestius Gallus, Thống đốc La Mã của Syria (bao gồm cả Judea), đã đưa quân đoàn 12 hùng mạnh để chiếm lại Jerusalem, nhưng họ thất bại và phải rút lui. Trên đường quay trở lại bờ biển, khi họ đang tiến đến “Đường dốc Bết-Hô-rôn. ”, họ đã bị tấn công bởi máy bắn đá. Khi những người lính đang ở trên đèo nơi đường hẹp buộc họ phải hành quân từng người một, họ đã bị phục kích bởi một lực lượng lớn.
Không còn nơi nào để quay đầu, họ dễ dàng bị tàn sát gần 6000 người trong số họ chỉ một số ít bao gồm cả Gallus có thể trốn thoát và chạy trốn đến Antioch thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, khi đó đang bị La Mã kiểm soát. Trong cuộc chạy trốn của mình, quân La Mã đã phải để lại hầu hết vũ khí và trang thiết bị của mình, chúng đã rơi vào tay quân nổi dậy Do Thái. Họ cũng tước áo giáp và mũ sắt của những người lính đã chết. Chiến thắng này được kể trong sách (I Maccabees 3: 13-24) như là chiến thắng từ sức mạnh của Thiên Chúa.
Với chiến thắng lẫy lừng này, nhiều người Do Thái lúc đầu còn do dự khi chiến đấu với đế chế La Mã hùng mạnh, nay đã xung phong tham chiến và một lần nữa, Judea (tức Israel) trở thành Nhà nước Do Thái độc lập. Nhà nước Do Thái cũng không tồn tại được lâu khi năm sau, người La Mã gửi một lực lượng xâm lược để tái chinh phục vùng đất này và sau 4 năm, Jerusalem bị chiếm và Ngôi đền thứ hai bị phá hủy.
Sau cuộc nổi dậy, người La Mã đã xây dựng các công sự để bảo vệ “Đường dốc Bết-Hô-rôn. ”, vào cuối thời kỳ Byzantine và cho đến tận thời hiện đại.
Năm 1948, Jordan chiếm hữu vùng đất này và xây dựng một căn cứ quân sự (tàn tích của nó cho đến ngày nay vẫn có thể được nhìn thấy từ sự quan sát của Bết-Hô-rôn). Năm 1967, Israel giải phóng Judah và Samaria và vào năm 1977, họ thành lập thị trấn Do Thái ngày nay là Bết-Hô-rôn đang phát triển và hưng thịnh.
Ngày nay đây là nơi tuyệt đẹp để có thể tham quan và nhớ đến những câu chuyện kinh thánh hấp dẫn và lịch sử hình thành của người Do Thái.
Biên tập bởi Mục Vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam.
Comments