Sáng thế ký chương thứ 14 ghi lại câu chuyện hấp dẫn nhất trong sách Sáng Thế, đây là câu chuyện về chiến tranh với mức độ lớn được ghi lại sớm nhất trong lịch sử. Những vị vua, các đất nước cổ xưa đôi khi bị người ta đưa vào trong những câu chuyện thần thoại nhưng không hẳn là các câu chuyện hư cấu mà là lịch sử có thật trong dòng chảy loài người. Ngày nay với nhiều những bằng chứng khảo cổ đã chứng minh được đây là trận chiến có thật và là trận chiến đã thay đổi thế giới ngày nay. “Chiến tranh thế giới thứ nhất” trận chiến sớm nhất được ghi lại trong Kinh Thánh.
BỐI CẢNH TRONG KINH THÁNH
Trận chiến đầu tiên trong Kinh Thánh được ghi lại giữa liên minh do Vua Chedorlaomer, vua của Elam (Kết-rô-Lao-me, vua Ê-lam; Sáng 14:1) tiến đánh các vua chư hầu tại Thung Lũng Jordan. Lãnh thổ chư hầu của ông bao gồm năm vương quốc nhỏ, đó là Sodom( Sô-đôm), Gomorrah (Gô-mô-rơ), Admah ( Át-ma), Zeboiim (Xô-bô-im) và Zoar ( Xoa) (Sáng thế ký 14: 2-3). Đây là các quốc gia chư hầu, thường xuyên dâng sản vật cho vua Chedorlaomer, vua của Elam và “Trong mười hai năm các vua nầy đều là chư hầu của vua Kết-rô-Lao-me; nhưng qua năm thứ mười ba, thì họ dấy loạn” (Sáng 14:4).
Như chép phía trên qua năm thứ 13 năm vị vua chư hầu đã dấy lên nghịch cùng vua Kết-rô-Lao-me (Chedorlaomer). Theo Kinh Thánh thì vua Chedorlaomer đã hiệp cùng với Amraphel (Am-ra-phên), vua của Shinar (Si-nê-a); Arioch (A-ri-óc), vua của Ellasar(Ê-la-sa); và Tidal (Ti-đanh), "vua của Goiim(Gô-im)."( Sáng 14:1) để tranh chiến cùng các vị vua của Thung Lũng Jordan. Liên minh của thung lũng Jordan gồm Bera, vua của Sodom; Birsha, vua của Gomorrah; Shinab, vua của Admah; Shemeber, vua của Zeboiim; và một vị vua vô danh của Bela, hay Zoar. ( chú thích tên theo phiên dịch Kinh Thánh có phía trên).
Các sự kiên được chép trong sách Sáng thế ký chương 14 vào thiên niên kỷ thứ 2 trước công nguyên, khoảng thế kỷ 19 TCN. Có nhiều những tranh luận khác nhau về niên đại chính xác của các hài cốt tìm được liên quan đến sự kiện này nhưng tên của các triều địa, các vị vua phù hợp với các thể chế được biết trong khoảng thời gian chung này.
CÁC ĐẾ CHẾ CỔ XƯA CÓ THẬT TRONG KINH THÁNH.
Đế chế Elamite của Chedorlaomer (Kết-rô-Lao-me, vua Ê-lam; Sáng 14:1), nằm ở trong khu vực ngày nay là tây nam Iran. Đây đế chế có thật, nổi tiếng và thành lập ngay trong thời kỳ như Kinh Thánh có chép. Và cái tên Chedorlaomer là một cái tên Elamite được công nhận, Kudur-Lagomer.
“Shinar” (Si-nê-a) là tên trong Kinh thánh của đế chế Sumer (phát âm là Shumer ), đây vương quốc ở vùng Lưỡng Hà của người Sumer. (Vương quốc này được coi là “nền văn minh được biết đến sớm nhất”, có thật trong lịch sử và được ghi lại trong Sáng thế ký 11: 1-2.)
Sumer nổi tiếng với thành phố Babylon. Về sau, vương quốc Sumer được gọi là Đế chế Babylon. Vua của người Sumer(Si-nê-a) là vua Amraphel (Am-ra-phên), đây chính là người Semitic.
Vương quốc Ellasar (Ê-la-sa) đại diện cho vương quốc Larsa của vùng Lưỡng Hà, vương quốc này nổi lên nắm quyền lực trong một thời gian ngắnvào đầu thiên niên kỷ thứ hai. Tên vua Arioch(A-ri-óc), vua của Ellasar, là một cái tên phổ biến ở bắc Mesopotamia. Arioch có thể được xác định là vị vua cuối cùng của Larsa, Rim-Sin i , có tên tiếng Semitic là Eri-aku.
Cuối cùng, là "Tidal, vua của Goiim." Trong tiếng Do Thái Goiim có nghĩa là “quốc gia” hoặc “dân tộc”, nhưng Tidal là một cái tên được công nhận thuộc về người Hittite, “Tudhalia”. Một số những vị vua người Hittite mang tên này. Đế chế Hittite có chính là vùng đất Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay và bao gồm nhiều bộ lạc và dân tộc, do đó có tên gọi "vua của các quốc gia" hoặc "các dân tộc".
Năm vị vua ở Thung lũng Jordan,thì không được nhắc đến nhiều trong các ghi chép lịch sử hoặc khảo cổ vì đây là những thành phố nhỏ, không phải đế quốc lớn như những đế chế đã hạ gục họ. Tuy nhiên, thành phố-nhà nước của Sodom đã được các nhà khảo cổ xác định là di chỉ Tall el-Hammam ở Israel, Thành phố Gomorrah được cho là một trong nhiều khu định cư cổ đại chưa được khai quật gần Sodom. Vị trí chính xác của Admah là không chắc chắn, nhưng thành phố này được đề cập cách rõ ràng trong bảng ghi chép Ebla ( văn bản khảo cổ được phát hiện ra vào thời kỳ này). Zeboiim thì nằm đâu đó tại thung lũng Jordan còn thành phố mang tên song sinh Bela-Zoar( Xoa) thì được xác định là địa điểm khảo cổ Zoara ở miền nam Jordan.
Theo như chép lại trong Kinh Thánh thì năm thành phố ở thung lũng Jordan không phải là những thành phố duy nhất gánh chịu cuộc xâm lượt mà Sáng thế ký 14:5-7 chép “Nhằm năm thứ mười bốn, Kết-rô-Lao-me cùng các vua đồng minh kéo quân đến dẹp dân Rê-pha-im(Rephaim) ở đất Ách-tê-rót-Ca-na-im, dân Xu-xin(Zuzim) tại đất Ham, dân Ê-mim(Emim) ở trong đồng bằng Ki-ri-a-ta-im, và dân Hô-rít(Horites) ở tại núi Sê-i-rơ, cho đến nơi Ên-Ba-ran, ở gần đồng vắng. Đoạn, các vua thâu binh trở về, đến Suối Xử đoán, tức Ca-đe, hãm đánh khắp miền dân A-ma-léc(Amalekites), và dân A-mô-rít(Amorit) ở tại Hát-sát-sôn-Tha-ma”
Cuối cùng thì các vị vua của Thung Lũng Jordan xuất hiện,” Các vua của Sô-đôm, Gô-mô-rơ, Át-ma, Xê-bô-im và vua Bê-la, tức là Xoa, bèn xuất trận và dàn binh đóng tại trũng Si-điêm, đặng chống cự cùng Kết-rô-Lao-me, vua Ê-lam; Ti-đanh, vua Gô-im; Am-ra-phên, vua Si-nê-a, và A-ri-óc, vua Ê-la-sa; bốn vị đương địch cùng năm.” Sáng 14:8-9
Không ngạc nhiên khi họ bị đánh bại, bỏ chạy, bịt bắt và giết “Vả, trong trũng Si-điêm có nhiều hố nhựa chai; vua Sô-đôm và vua Gô-mô-rơ thua chạy, sa xuống hố, còn kẻ nào thoát được chạy trốn trên núi. Bên thắng trận bèn cướp lấy hết của cải và lương thực của Sô-đôm và Gô-mô-rơ, rồi đi” Sáng 14: 10-11
ÁP-RA-HAM GIẢI CỨU LÓT.
“Giặc cũng bắt Lót, là cháu của Áp-ram, ở tại Sô-đôm, và hết thảy gia tài người, rồi đem đi” Sáng 14:12. Có thể nói đây là bước ngoặc của cuộc chiến khi lót bị bắt đi. Kinh Thánh chép “Khi Áp-ram hay được cháu mình bị quân giặc bắt, bèn chiêu tập ba trăm mười tám gia nhân đã tập luyện, sanh đẻ nơi nhà mình, mà đuổi theo các vua đó đến đất Đan” Sáng thế ký 14:14 ( Đan đề cập đến nơi xa nhất về phía bắc của Israel cổ đại, vị trí mà chi phái Đan định cư sau này).
Di chuyển nhanh chóng với lực lượng nhỏ của mình, Áp-ram đã bắt kịp với đội quân ngoại quốc đông đảo. Tại Dan, Abram chia người của mình thành các đội nhỏ hơn và vào ban đêm khi bóng tối bao trùm, ông đã tấn công lực lượng của Chedorlaomer bằng chiến thuật chiến tranh du kích. “Đoạn Áp-ram chia bọn đầy tớ mình ra, thừa ban đêm xông hãm quân nghịch, đánh đuổi theo đến đất Hô-ba ở về phía tả Đa-mách.” (Sáng 14:15).
Kinh Thánh ghi tiếp sự thất bại toàn diện của vua Kết-rô-Lao-me trong sáng 15: 16-17 “Người thâu về đủ hết các tài vật mà quân giặc đã cướp lấy; lại cũng dẫn cháu mình, là Lót cùng gia tài người, đàn bà và dân chúng trở về.Sau khi Áp-ram đánh bại Kết-rô-Lao-me và các vua đồng minh, thắng trận trở về, thì vua Sô-đôm ra đón rước người tại trũng Sa-ve, tức là trũng Vua.”
Áp-ram đắc thắng trở về nhà, nơi ông được chào đón bởi đại diện của nhiều dân tộc biết ơn, bao gồm cả vua của Sô-đôm và đặc biệt nhất là “vua Mên-chi-xê-đéc của Salem… thầy tế lễ của Đức Chúa Trời Tối Cao” (Sáng 14: 18).
NHỮNG CÂU CHUYỆN CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ CHỨNG MINH LỊCH SỬ THẬT CỦA TRẬN CHIẾN TRONG KINH THÁNH.
Các sự kiện trong Kinh Thánh có phù hợp với bức tranh địa chính trị rộng lớn thời kỳ đó?
Các sự kiện được mô tả trong Sáng thế ký 14 hoàn toàn phù hợp với những gì được công nhận là thời kỳ "Cuộc chinh phục Elamite". Theo trình tự thời gian thông thường, vào khoảng năm 2000 TCN Elam phá bỏ thành phố Urơ và kết thúc triệt để sự thống trị của đế quốc Sumer. Elam đã được nâng lên một tầm cao mới, mạnh mẽ.
Và người đàn ông ở trung tâm của tất cả, Vua Chedorlaomer, (Kết-rô-Lao-me, vua Ê-lam; Sáng 14:1), Kudur-La-gomer thì sao? Điều đáng chú ý là các vị vua của Elam với tiền tố “Kudur-” là những người trị vì trong thời kỳ này đúng như Kinh Thánh có ghi chép. Đồng thời, trong thời kỳ đó ba vương quốc khác mà sáng thế ký đoạn 14 ghi lại cũng thực sự có mặt trong lịch sử.
Việc Elamite chinh phục Ur không chỉ dẫn đến việc Elam trở thành siêu cường trong khu vực. Nó cũng cho phép sự phát triển của vương quốc "Isin-Larsa". Vương quốc nhỏ này bắt đầu ở thành phố Isin, nhưng sau đó bị lật đổ và được thành lập ở thành phố Larsa — một lần nữa, phù hợp với thời kỳ Elamite Sukkalmah sau này. Nhà nước Larsa chỉ tồn tại trong 150 năm, chủ yếu là vào thế kỷ 19 TCN. Hơn nữa, người cai trị cuối cùng của vương quốc Larsa là Rim-Sin i , Eri-Aku — hay “Arioch of Ellasar”. ( Tên này được nhắc trong Sáng thế ký 14:1)
Một vị vua quan trọng nữa trong Sáng thế ký 14: 1 là “Trong đời Am-ra-phên, vua Si-nê-a;…” “Amraphel, vua của Shinar” là vị vua quan trọng trong thời kỳ này, vị vua này có liên quan đến tên người cai trị nổi tiếng trong thời cổ đại là Hammurabi. Tên “Hammurabi” được phiên âm, thành Amurapi, sau này mang hình dạng “thần thánh”, Amurapi-ili— một cách gần giống với “Amrapil” trong tiếng Do Thái.
Hammurabi là một vị vua Amorite (a-mô-rít) trong khu vực thuộc về thành phố Babylon của người Sumer-Shinar. Ông khởi đầu là một người cai trị khu vực tương đối nhỏ và thậm chí còn gọi một trong những vị vua của Elam là “cha”. Ông được biết đến với các liên minh của mình với Elam và Larsa hùng mạnh lúc bấy giờ. Lịch sử ghi lại rằng Hammurabi đã lật đổ Elam và Larsa, ông đã thống nhất Lưỡng Hà dưới quyền lực của Amorite và được quản lý từ Babylon.
CHIẾN THẮNG CỦA ÁP-RA-HAM.
Sáng thế ký 14 nói rằng quân đội của Áp-ram chỉ gồm 319 người (kể cả chính ông). Áp-ram lúc này khoảng 80 tuổi. Có thực sự là ông có thể đánh bại năm đội quân hùng mạnh?
Rõ ràng, Đức Chúa Trời đã ban cho Áp-ram chiến thắng này. Nhưng nết xét về lịch sử chiến tranh thì một chiến thắng như vậy là hoàn toàn có thể. Nhớ lại Trận chiến nổi tiếng Thermopylae (484 bce ), nơi 300 người Sparta bảo vệ con đèo hẹp từ bất cứ đâu trong khoảng 100.000 đến 2,6 triệu quân Ba Tư. (Người Sparta được hỗ trợ bởi 6.000 quân dự bị — nhưng những quân này đóng một vai trò nhỏ hơn.)
Có rất nhiều ví dụ về các trận chiến có quân số ít nhưng dầu ít họ vẫn chiến thắng. Trong trận Lacolle Mills năm 1814, 80 lính Anh đã cầm chân 4.000 lính Mỹ. Trong Trận Blood River ở Nam Phi năm 1838, 464 người Boer bị 15.000 Zulus tấn công. Cuộc phòng thủ thành công, chỉ có ba Boers bị thương- so với 3.000 Zulus đã chết….
Cho dù có những suy đoán khác nhau nhưng những gì ghi lại trong Sáng thế ký 14 không chỉ hoàn toàn hợp lý mà còn được chứng minh bằng những bằng chứng khảo cổ và lịch sử. Trận chiến tranh thế giới thứ nhất đầu tiên được ghi lại trong Kinh Thánh là trận chiến thay đổi lịch sử thế giới cổ đại và là minh chứng cho lời Chúa luôn là bất biến.
Biên tập bởi Hội Thánh Lời Sự Sống Việt Nam.
Comments