top of page
Tìm kiếm

Con đường hành hương mới được khám phá mang đến cái nhìn thoáng qua về cuộc sống thời Chúa Giê-xu

Thời kỳ Israel cổ đại, người Do Thái vâng giữ điều răn Kinh thánh là đi đến Jerusalem ba lần một năm dâng lễ hiến tế - gồm lễ Vượt qua, Lễ Ngũ tuần và Lễ đền tạm. Giờ đây lần đầu tiên sau 2.000 năm, con đường họ đã đi đang được mở ra cho tất cả mọi người nhìn thấy.

“Các địa điểm, các sự kiện và các dân tộc tiến tới Jerusalem, tất cả đã xảy ra ở đây. Chuyện này đã xảy ra ở Thành phố của David”, Zeev Orenstein, Giám đốc ngoại giao Quốc tế tại Thành phố David.

Hình ảnh bởi: Shalom Kweller, Lưu trữ thành phố David

“Đây là nơi trái tim đang đập của Jerusalem. Chúng tôi đang nói về Hồ Si-lô-ê và Núi Đền. Chúng tôi đang nói về Thành phố David. Con đường hành hương liên kết tất cả chúng lại với nhau” Orenstein nói. Đối với người Do Thái vào thời cổ đại, cuộc hành hương của họ bắt đầu tại Hồ Si-lô-ê, một hồ tắm khổng lồ, hay còn gọi là hồ tắm nghi lễ. Hồ có kích thước của hai bể bơi Olympic, người dân sẽ tự thanh tẩy ở đây trước khi lên Đền thờ để hiến tế.

“Nhà sử học Josephus nói, 2.000 năm trước, trong các lễ hành hương, đã có hơn 2 triệu người đi hành hương. Rất nhiều người cần phải ngâm mình xuống hồ” Orenstein giải thích.

Hồ Si-lô-ê cũng là nơi Chúa Giêsu chữa lành người mù được kể lại trong sách Giăng. Vị trí của nó đã bị che giấu bởi một con đường cho đến mười lăm năm trước, khi mà sự rò rỉ nước thải dẫn đến các cuộc khai quật, phát hiện ra hồ này và nhiều cái khác.


“Các nhà khảo cổ học khi họ tìm thấy hồ Si-lô-ê, họ hiểu rằng đó là hồ tắm xưa kia và họ biết Đền thờ đứng ở đâu trên Núi Đền 2.000 năm trước, cùng chính là Núi Đền ngày nay”, Orenstein nói.


Orenstein cho biết sau đó các nhà khảo cổ đã tự hỏi làm thế nào những người hành hương đi từ hồ Si-lô-ê đến Núi Đền.

“Vì vậy, các nhà khảo cổ học đã mở rộng cuộc khai quật”, anh ấy giải thích và đó là cái mà họ gọi là Con đường Hành hương cổ đại.


Tầm quan trọng của việc khai quật Con đường hành hương là lần đầu tiên sau 2.000 năm, du khách sẽ có thể đi bộ suốt từ Hồ Si-lô-ê đến Bức tường phía Tây.


“Từ trong Kinh thánh, tiếng Hê-bơ-rơ là Aliyah b'regel, oleh regel. Bây giờ chúng ta có thể hiểu nghĩa là một sự thăng thiên về tinh thần, đi lên Jerusalem, đi lên Đền thờ. Đó là một nơi rất linh thiêng”, Orenstein giải thích. “Nhưng, khi bạn ở nơi Kinh thánh xảy ra, những lời Kinh thánh trở nên sống động”

Và nó còn hơn thế nữa.


“Đây sẽ là một Quảng trường Thời đại. Chúng ta đã có hai bên lề đường, hãy nhớ rằng con đường rộng hơn khoảng ba, bốn hoặc năm lần so với những gì chúng ta thấy. Bạn sẽ có cửa hàng, quầy hàng dọc hai bên đường. Đây là trung tâm của Jerusalem từ góc độ tâm linh, từ góc độ cộng đồng, cũng từ góc độ thương mại”, ông nói.

Theo Cơ quan Cổ vật Israel, con đường mất mười năm để xây dựng từ năm 20-30 sau Công nguyên và được xây dựng bởi Thống đốc La Mã Pontius Pilate.

"Hiện nay, một trong những vấn đề chính của Jerusalem đó là xây dựng một thành phố đáng sống.”


Mặc dù con đường cổ đã được mở ra từ 2.000 năm trước, nhưng nó hiện đang ở dưới lòng đất, bên dưới khu phố Silwan của Jerusalem. Vì vậy, đi bộ trên đường giống như đang ở trong một đường hầm. Levy nói rằng việc khám phá con đường là một kỳ công kỹ thuật lớn. Vì vậy, đi bộ trên đường giống như đang ở trong một đường hầm. Levy nói rằng việc khám phá con đường là một kỳ công kỹ thuật lớn.


“Chúng tôi có một khu phố hiện đại ngay trên đầu và chúng tôi không muốn nó sụp đổ”, ông Levy nói. “Sau mỗi mét đất mà chúng tôi lấy ra, chúng tôi đưa vào một công trình hình mái vòm. Điều này hỗ trợ toàn bộ sức nặng của những gì chúng ta có ở trên chúng ta.”

Dọc theo tuyến đường, bạn có thể thấy nhiều nơi con đường vẫn còn nguyên vẹn và những nơi khác bị phá hủy do lịch sử bạo lực của nó.


“Chúng tôi biết rằng người La Mã họ đã phá hủy Jerusalem và nếu bạn tìm thấy mọi thứ còn nguyên vẹn thì dường như nó không phải là một sự hủy diệt nữa.”

Trong số những kho báu được phát hiện, có những đồng xu nhỏ được đúc trong Cuộc nổi dậy vĩ đại (Do Thái) trước khi người La Mã phá hủy Đền thờ và Jerusalem vào năm 70 sau Công nguyên.


Các học giả thường tự hỏi tại sao người Do Thái tạo ra những đồng tiền vô giá trị thay vì vũ khí. Orenstein có một câu trả lời.

“Người Do Thái ở Jerusalem hiểu rằng người La Mã có khả năng sẽ phá hủy thành phố. Nhưng họ cũng tin rằng một ngày nào đó trong tương lai, con cháu sẽ trở lại và tìm thấy những đồng tiền này và họ sẽ biết tổ tiên của họ đã sống và chết vì điều gì - vì một Jerusalem tự do.


“Và ở đây, chúng ta gần 2.000 năm sau, đứng dọc theo con đường Hành hương tại Thành phố David ở Jerusalem - thủ đô của Nhà nước Do Thái ở Israel”, ông nói.

Một nửa con đường hành hương sẽ sớm mở cửa cho công chúng và trong vòng một vài năm, sẽ mở tất cả các con đường từ Hồ Si-lô-ê đến Bức tường Phía Tây. Điều đó sẽ mang đến cho du khách trải nghiệm trực tiếp về việc thờ phượng Chúa như thế nào vào thời Chúa Giê xu.

Nguồn: CBN News

Comments


bottom of page