Người Do Thái như chúng ta biết, họ là một dân tộc rất khác biệt, dân tộc này có một lối suy nghĩ rất khác, vậy một dân tộc như vậy thì họ đeo đuổi những điều gì?
Dưới đây là một trong số các giá trị của người Do Thái, để góp phần làm cho thế giới này trở nên tốt đẹp hơn.
1. LOÀI NGƯỜI ĐƯỢC TẠO NÊN GIỐNG ĐỨC CHÚA TRỜI.
Chúng ta đang sống trong một thế giới rộng lớn, có hàng tỷ người trên thế giới nhưng không có ai giống ai cả. Không có hai người giống nhau trong cùng một cuộc sống hay thế giới quan. Nhưng Kinh Thánh cũng chỉ ra rằng mọi người được tạo dựng giống như Đức Chúa Trời. “Đức Chúa Trời phán rằng: Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta,” Sáng thế ký 1:26.
Dù là người lớn hay trẻ em, đàn ông hay phụ nữ, giàu hay nghèo, có năng lực hay khuyết tật, cùng dân tộc hay khác dân thì hơi thở Chúa ở trong chúng ta. Mỗi một người là đại diện của Đấng Tạo Hóa trong sự sáng tạo của Chúa theo cách riêng không thể thay thế được. Cuộc sống của mỗi người là thiêng liêng và có giá trị bằng cả một thế giới. Vì vậy các nhà hiền triết Do Thái có lời dạy “Bất cứ ai sống độc thân, thì coi như đã hủy diệt toàn bộ thế giới. Và bất cứ ai cứu được một mạng người, thì cũng giống như người đó đã cứu cả thế giới. ”
Đó là thước đo duy nhất mà chúng ta có đối với một đời người: Mỗi người đều có giá trị bằng cả thế giới.
2. PHẨM GIÁ CỦA CON NGƯỜI
Trong thế kỷ này, khi các quốc gia trên thế giới đang bị kìm hãm trong cuộc đấu tranh giữa các hệ tư tưởng. Một bên tin vào lợi ích của nhà nước trên quyền của cá nhân và một bên người ta tin vào quyền sống, sỡ hữu, quyết định cách thức sống, nơi sống của cá nhân.
Thì người do thái tin rằng Kinh Thánh Torah với những điều răn chứa trong đó là cách thức duy nhất giúp xã hội bền vững. Với người Do Thái, mỗi một người đều có giá trị không thể thay thế. Các nhà hiền triết Do Thái dạy rằng, không được phép giao một mạng sống vô tội để đổi lấy mạng sống của người khác ngay cả đổi một người vô tội để cứu nhiều mạng sống khác cũng không được phép vì đó là điều Kinh Thánh dạy dỗ.
3. CÔNG BẰNG TRONG XÃ HỘI
Người Do Thái tin rằng công lý là công việc của Đức Chúa Trời. Chính Chúa đã tạo ra thế giới, và việc đảm bảo nó hoạt động cách công bằng là tùy thuộc vào Ngài. Và vì vậy, thật là một đặc ân lớn lao khi mà Chúa cho phép chúng ta hợp tác trong nhiệm vụ thiêng liêng và quan trọng này.
“Ngươi phải theo sự công bình cách trọn vẹn, để ngươi được sống và nhận lấy xứ mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho ngươi.” Phục truyền 16:20. Theo đuổi sự công bình, công lý là lời dạy của Chúa. Các nhà hiền triết Do Thái cũng nói "Thế giới tồn tại vì ba điều: công lý, sự thật và hòa bình."
Đối với một người Do Thái, tìm kiếm sự công bình là một cách để tìm kiếm Chúa. Vào buổi sáng Yom Kippur (đại lễ chuộc tội) , ngày linh thiêng nhất trong lịch Do Thái, người Do Thái đọc lời của tiên tri Ê-sai về điều mà Đức Chúa Trời yêu cầu ở họ: “Sự kiêng ăn mà ta chọn lựa, há chẳng phải là bẻ những xiềng hung ác, mở những trói của ách, thả cho kẻ bị ức hiếp được tự do, bẻ gãy mọi ách, hay sao? Há chẳng phải là chia bánh cho kẻ đói, đem những kẻ nghèo khổ đã bị đuổi đi về nhà mình, khi thấy kẻ trần truồng thì mặc cho, và chớ hề trớ tránh những kẻ cốt nhục mình, hay sao?” Ê-sai 58:6-7
4. LÀM CHO THẾ GIỚI TRỞ NÊN TỐT HƠN
Con người có thể làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn không?
Trong phần lớn lịch sử, nhiều người khôn ngoan đã cười nhạo quan niệm này, họ coi thế giới này như là một nơi tăm tối và bị nguyền rủa. Không ai tưởng tượng rằng con người có thể tạo ra sự thay đổi, họ cho rằng, moi thứ đi theo chu kỳ. Đôi khi cái thiện chiến thắng, đôi khi cái ác.
Nhưng Kinh Thánh Torah của người Do Thái coi mọi thời đại như một câu chuyện, lời tiên tri trong Kinh Thánh cũng hướng tới một kỷ nguyên hòa bình trên trái đất. Nhiệm vụ của mỗi người là bỏ lại thế giới cũ phía sau, tất cả chúng ta, trong hành động của mình, là những người xây dựng một thế giới sắp tới .
Người Do Thái gọi ý tưởng này là tikun , có nghĩa là sửa chữa thế giới — để làm cho nó tốt hơn cả những gì mà Đấng Tạo Hóa đã tạo ra nó.
Đức Chúa Trời đã Đấng đã tạo ra thế giới này từ tình yêu. Ngài yêu thế giới này, và Ngài nâng đỡ tất cả các tạo vật của Chúa bằng tình yêu thương. Món quà tình yêu vĩ đại nhất mà Ngài có thể ban cho chúng ta là cơ hội hợp tác với Ngài trong việc tạo dựng thế giới, bằng cách sắp đặt nó ngay thẳng và làm cho nó hòa hợp.
5. VÙNG ĐẤT DO THÁI VÀ MỌI NGƯỜI TRÊN THẾ GIỚI.
Người Do Thái tin rằng lãnh thổ Do Thái là vùng đất của Dân tộc Do Thái và vùng đất Y-sơ-ra-ên đã được Đức Chúa Trời ban cho dân tộc này như một cơ nghiệp vĩnh cửu.
Tuy nhiên, Đức Chúa Trời cũng nói với Dân Do Thái rằng họ phải tôn trọng người khách lạ ở giữa họ. Kinh Thánh Torah dạy người Do Thái phải thương ( Phục 10:9) đối xử bình đẳng ( Phục 24:17) hỗ trợ ( Phục 24:19) cả chăm lo ( Phục 26:12 ) cho những người khách lạ trong vùng đất Do Thái.
Kinh Thánh cũng dạy người Do Thái phải đối xử cách đàng hoàng với người khách lạ kể cả khi họ không tuân thủ các nghi lễ Do Thái và không phải là người Do Thái. Tại vùng đất Do Thái người Do Thái hay không phải người Do Thái đều phải có trách nhiệm tuân thủ các luật cơ bản áp dụng cho tất cả loài người.
6. CHỈ CÓ MỘT ĐỨC CHÚA TRỜI VÀ MỘT LUẬT PHÁP ĐẾN TỪ CHÚA.
Người Do Thái chỉ công nhận một Đức Chúa Trời Duy Nhất và không có thần nào khác ngoài Đức Chúa Trời. Họ cũng tin rằng chỉ có một luật đạo đức đến từ Đức Chúa Trời và cũng chỉ có một Đấng là Đức Chúa Trời có thẩm quyền để phán xét.
Con người không ai muốn làm điều sai trái, nhưng con người cũng rất dễ bị phạm sai lầm. Đó cũng là lý do mà chúng ta cần phải chấp nhận một Đấng Duy Nhất, không phải do con người bầu ra. Đó chính là Đức Chúa Trời duy nhất và luật của Ngài. Lời của Ngài là vĩnh cửu và bất biến.
7. HÒA BÌNH THẾ GIỚI.
Cách đây hơn 2.600 năm trước, tiên tri Do Thái Ê-sai và Mi chê đã nói cùng một lời tiên tri về một thời kỳ hòa bình sẽ đến ở trên thế giới. Chính vì vậy người Do Thái luôn hướng đến một thế giới hòa bình và không có chiến tranh.
Thật vậy, đối với người Do Thái, từ Shalom (hòa bình) không chỉ là một từ mà đó chính là tên của Đức Chúa Trời.
Trên một bức tường trong tòa nhà hiện nay là Trụ sở của Liên hợp quốc có khắc những lời của Ê-sai và Mi-chê: “Ngài sẽ làm sự phán xét trong các nước, đoán định về nhiều dân. Bấy giờ họ sẽ lấy gươm rèn lưỡi cày, lấy giáo rèn lưỡi liềm. Nước nầy chẳng còn giá gươm lên nghịch cùng nước khác, người ta chẳng còn tập sự chiến tranh.” Ê-sai 2:4; Mi chê 4:3
Cầu mong thời điểm của sự hòa bình sẽ đến trong kỳ của chúng ta và sớm hơn những gì chúng ta có thể tưởng tượng.
Biên tập bởi Mục Vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam.
Comments