top of page
Tìm kiếm

CÁC NHÀ KHẢO CỔ HỌC TUYÊN BỐ TÌM THẤY VĂN BẢN TIẾNG DO THÁI CỔ NHẤT Ở ISRAEL.

Đã cập nhật: 31 thg 3, 2022


( Bàn thờ của Giô-suê trên núi Ê-banh )


Vừa qua, các nhà khảo cổ đã tuyên bố tìm thấy văn bản tiếng Do Thái cổ nhất ở Israel. Tiến sĩ khảo cổ học Scott Stripling và một nhóm các học giả quốc tế đã tổ chức một cuộc họp báo vào thứ Năm ngày 24 tháng 03 tại Houston, Texas, công bố những gì ông tuyên bố là văn bản tiếng Do Thái cổ đại sớm nhất - bao gồm tên của Chúa, “YHWH” - từng được phát hiện ở Israel cổ đại . Văn bản này được tìm thấy ở Núi Ebal, được biết đến từ Phục truyền luật lệ ký 11:29 như một núi của những lời rủa sả.


Bản khắc là một dòng chữ chứa 23 từ, người ta dịch được từ “nguyền rủa” xuất hiện 10 lần và từ “YHWH”, cách viết tên Chúa trong Kinh thánh, xuất hiện hai lần, Associates for Biblical Research (ABR) cho biết trong một cuộc họp báo trên Tối Thứ Năm.



Trong Phục truyền luật lệ ký 27: 15-26, “Ngày đó, Môi-se cũng truyền cho dân sự lịnh nầy: Khi các ngươi đi qua sông Giô-đanh rồi, thì Si-mê-ôn, Lê-vi, Giu-đa, Y-sa-ca, Giô-sép, và Bên-gia-min phải đứng trên núi Ga-ri-xim, đặng chúc phước cho dân sự; còn Ru-bên, Gát, A-se, Sa-bu-lôn, Đan, và Nép-ta-li phải đứng trên núi Ê-banh, đặng rủa sả.”


Trong Giô-suê 8:30, Giô-suê xây một bàn thờ trên Núi Ê-banh sau trận chiến của ông với người A-hi “Bấy giờ, Giô-suê lập một bàn thờ cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên tại trên núi Ê-banh, y như Môi-se, tôi-tớ của Đức Giê-hô-va, đã dặn biểu dân Y-sơ-ra-ên, và đã có chép trong sách luật pháp Môi-se: ấy là một bàn thờ bằng đá nguyên khối, sắt chưa đụng đến. Ở đó dân sự dâng của lễ thiêu cho Đức Giê-hô-va, và dâng của lễ thù ân. Tại đó Giô-suê cũng khắc trên đá một bản luật pháp mà Môi-se đã chép trước mặt dân Y-sơ-ra-ên.”


Vào những năm 80, các nhà khảo cổ cũng đã tìm thấy được nơi “bàn thờ do Giô-suê xây dựng” tại núi Ê-banh thuộc Sa-ma-ri. Bàn thờ này được phát hiện bởi Adam Zertal, cựu trưởng khoa Khảo cổ học của trường đại học Haifa.


Trong lúc sàng lọc lại các vật liệu bị loại bỏ từ cuộc khai quật “bàn thờ do Giô-suê xây dựng” thì vào tháng 12 năm 2019 Scott Stripling, giám đốc khai quật của ABR và giám đốc Viện Nghiên cứu Khảo cổ học tại Chủng viện Kinh thánh ở Katy, Texas, đã tìm thấy “bảng khắc” bằng chì này.


( Bản khắc chữa chữ viết cổ nhất tại Israel được tìm thấy ngay tại bàn thờ của Giô-suê trên núi Ê-banh )


Zvi Koenigsberg lần đầu tiên báo cáo việc phát hiện ra chiếc “cổ vật” trong một bài báo trên tờ Báo cáo Jerusalem ngày 7 tháng 2. Ông cho biết những bức ảnh được chụp cho bài báo của Marc Israel Sellem, nhiếp ảnh gia trưởng của Jerusalem Post đã giúp họ tìm ra cách để phát hiện ra chữ viết trên bản khắc.


Phát hiện này đã được đưa đến phòng thí nghiệm ở Praha để thực hiện chụp các bức ảnh tinh vi cho phép xây dựng mô hình ba chiều cho các vật thể có kích thước đó. Các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp quét chụp cắt lớp vi tính tiên tiến để khôi phục văn bản ẩn để cho phép giải mã chữ viết theo bảng chữ cái proto.

Dựa trên phân tích về các bản quét và phân tích chì của hiện vật, Stripling và nhóm của mình xác định niên đại của bản khắc là vào cuối thời đại đồ đồng, trước hoặc khoảng năm 1200 trước Chúa. Theo đó đây chính là văn bản cũ hơn hàng thế kỷ so với bản ghi trước đó của văn bản tiếng Do Thái cổ nhất ở Israel. Tên của Chúa tìm được cũng sớm hơn 500 năm tuổi so với việc phát hiện ra tên Chúa “YHWH” đã được chứng thực trước đó. Chữ viết bằng một bảng chữ cái tương tự đã được phát hiện ở bán đảo Sinai có niên đại vào đầu thế kỷ 16 trước Công nguyên.


Theo các nhà nghiên cứu, bản khắc bằng tiếng Do Thái cổ đại này lâu đời hơn nhiều thế kỷ so với bất kỳ chữ cái nào được biết đến từ Israel cổ đại.Nếu niên đại của Thời đại đồ đồng muộn (khoảng năm 1200 trước Chúa) được xác minh, thì “bản khắc lời nguyền” nhỏ xíu, kích thước 2 cm x 2 cm này có thể là một trong những khám phá khảo cổ học vĩ đại nhất từ trước đến nay. Đây sẽ là lần đầu tiên được chứng thực việc sử dụng tên của Đức Chúa Trời tại Vùng đất của Israel và sẽ đặt đồng hồ trở lại khả năng biết chữ của người Israel đã được chứng minh trong vài thế kỷ - cho thấy rằng người Israel đã biết chữ trước khi họ vào Đất Thánh. Điều này cũng chứng tỏ, người Do Thái đã viết Kinh thánh cũng như một số sự kiện mà Kinh Thánh ghi lại đã xảy ra.

Biên tập bởi Mục Vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam.


( Tổng hợp từ Jerusalem Post, The Time of Jerusalem….)


Comments


bottom of page