Tuần qua, các nhà khảo cổ học từ Cơ quan Cổ vật Israel (IAA) đã công bố một phát hiện về tay cầm bình mang tên “Menahem; Mê-na-hem” trong quá trình khai quật ở khu phố Ras el-'Amud của Jerusalem, Israel.
Tay cầm được tìm thấy ở một khu định cư cổ có niên đại trong hai thời kỳ cổ xưa: thời kỳ Trung Canaanite (2200–1900 trước Công nguyên) và cuối thời kỳ Ngôi đền đầu tiên (thế kỷ 8-7 trước Công nguyên).
Theo thông cáo báo chí của IAA, tay cầm này là một phần của bình chứa được đóng dấu tên tiếng Do Thái “Menahem”. Tiến sĩ Beeri nói thêm rằng những cái tên như vậy đã xuất hiện trước đó vào thời kỳ Canaanite: cái tên Yinahem được tìm thấy trên một miếng gốm của Ai Cập được ghi cho Vương triều thứ Mười tám và cái tên Yinahemu được đề cập vào thế kỷ 14 TCN các chữ cái El-Amarna như tên của một thống đốc Ai Cập vào bờ biển Lebanese.
Đây là lần đầu tiên một cái lọ có tên này được tìm thấy ở Jerusalem. Tên Menahem được biết đến từ các tên Hebrew hoặc Phoenicia, và những mảnh vỡ mang tên này được tìm thấy ở Israel, Assyria, Síp, và Ai Cập. Theo Kinh Thánh (II Các vua 15:17-22), thì Menahem (Mê-na-hem) con trai của Gadi (Ga-đi ) lên ngôi vào năm thứ ba mươi chín đời U-xia, Vua của Giu-đa. Ông trị vì với tư cách là vua của Israel tại Sa-ma-ri trong mười năm và ông là một trong những vị vua cuối cùng của Vương quốc phía Bắc của Israel.
Trong thời trị vì của Menahem, người Assyria lần đầu tiên tiến vào vương quốc Israel và cũng đã xâm chiếm Aram Damascus ở phía đông bắc. Để duy trì nền độc lập, Menahem buộc phải cống nạp một nghìn ta lâng bạc, điều này được Tiglath-Pileser III ghi lại trong các văn bản tìm thấy với tên “Menahem, người Samarian”.
Theo tin từ IAA ( cơ quan cổ vật Israel)
Mục vụ do thái.
Hozzászólások