top of page
Tìm kiếm

CÁC PHONG TỤC VỀ LỄ CƯỚI TRONG TRUYỀN THỐNG CỦA DO THÁI GIÁO.


Ngày 15 tháng Av chính là NGÀY TÌNH YÊU của người Do Thái, ngày này còn được gọi là NGÀY MAI MỐI hay NGÀY KẾT ƯỚC trong truyền thống của Israel. Nhân dịp này Mục vụ Do Thái cũng xin giới thiệu một số những truyền thống trong lễ cưới của người Do Thái ngày nay.


Với người Do Thái thì ngày cưới của một người có thể so sánh với Yom Kippur ( Đại lễ chuộc tội, ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Do Thái ). Theo đó với cá nhân của người đó thì ngày cưới chính là ngày mà mọi tội lỗi đều được tha thứ. Trên thực tế, nhiều người theo phong tục họ kiêng ăn vào ngày này.


Người Do Thái khi làm lễ cưới thì cô dâu và chú rể thường đứng dưới một mái che có tên là Chuppah, đây là phong tục truyền thống của Do Thái trong ngày lễ thành hôn. Ở nhiều cộng đồng, đám cưới diễn ra dưới bầu trời thoáng đãng, chỉ với một tán cây mỏng manh ( chuppah ) che cho cô dâu và chú rể. Chuppah biểu thị gia đình mới hay ngôi nhà mới mà họ dự định xây dựng cùng với nhau.



Trong lễ cưới thì chiếc nhẫn là vật tối quan trọng của chú rể và cô dâu. Chiếc nhẫn cưới màu vàng đơn giản mà chú rể trao cho cô dâu trong lễ đường không chỉ là một dấu hiệu của hôn nhân. Khoảnh khắc cô dâu chấp nhận chiếc nhẫn là thời điểm của hôn nhân thực sự được thực hiện.



Để tiến tới hôn nhân chú rể và cô dâu phải ký kết với nhau một văn kiện được gọi là “hợp đồng hôn nhân”. Hợp đồng hôn nhân trong tiếng Do Thái là Ketubah, Ketubah liệt kê các nghĩa vụ của người chồng đối với vợ trong thời kỳ hôn nhân (vợ chồng, vật chất và tình cảm), cũng như sau đó (cô ấy được bồi thường trong trường hợp ly hôn hoặc người chồng qua đời).



Một khi cặp vợ chồng đã cam kết chính thức và chắc chắn về một mối ràng buộc lâu dài, họ đã chuẩn bị cho giai đoạn kết thúc của nghi lễ hôn nhân, nissuin , và bắt đầu cuộc sống chung như vợ chồng. Nghi lễ tân hôn của người Do Thái khá đơn giản: cặp đôi đứng dưới chuppah , người chủ tế đọc bảy lời chúc phúc trong hôn nhân, còn cô dâu và chú rể lui về riêng tư trong một căn phòng trong khoảng tám hoặc chín phút ( yichud ). Hai nhân chứng đứng bên ngoài cửa để làm chứng rằng cặp đôi đã hoàn thành Chuppah một cách tượng trưng.


Lễ cưới của người Do Thái thường kết thúc với việc chú rể dùng chân đập vỡ một chiếc ly, một lời nhắc nhở rằng Đền Thánh của người Do Thái đang trong tình trạng đổ nát và đất nước của họ vẫn bị rạn nứt. Ngay cả trong những khoảnh khắc vui vẻ nhất, người Do Thái vẫn nhắc nhau phải nhớ rằng thế giới của họ còn lâu mới hoàn hảo.



Theo truyền thống, cô dâu tặng chú rể một chiếc khăn choàng cầu nguyện mới ( khăn choàng cổ ) . Trong một số cộng đồng, anh ấy đeo nó dưới chuppah , và đôi khi nó được khoác trên cả anh ấy và cô dâu. Trong lễ cưới của người Do Thái thì người Do Thái thường nhảy múa trước mặt cô dâu, với họ thì khiêu vũ trước cô dâu được coi là một hành động đặc biệt đáng khen, thậm chí còn được ưu tiên hơn cả việc nghiên cứu Torah .



Ngoài ra còn có tục lệ khen cô dâu trước chú rể, điều này để cho chú rể biết rằng anh ta có một người vợ xinh đẹp, duyên dáng, đảm đang và tuyệt vời như thế nào. Phải làm gì nếu cô ấy thiếu một số phẩm chất? Các nhà hiền triết có một câu trả lời: Dù thế nào đi nữa thì cũng hãy khen ngợi cô ấy! Các nhà hiền triết Do Thái cũng nói rằng vào ngày cưới “Chú rể giống như một vị vua,” và cô dâu cũng vậy, cô ấy là nữ hoàng trong tuần này, và xứng đáng được đối xử như vậy.



Do Thái giáo cho rằng sự thánh thiện của hôn nhân là mối quan hệ, không phải hợp đồng. Người Do Thái tin rằng hôn nhân là sự kết hợp giữa người nam và người nữ về cơ bản là tội lỗi, nhưng nó đã được cứu chuộc bởi ân sủng của Đức Chúa Trời và được biến đổi thành một định chế thiêng liêng, hôn nhân thánh thiện. Hôn nhân là kết hợp giữa hai nữa linh hồn trở nên một vì vậy con người không được phép xé bỏ, ngay cả khi cuộc hôn nhân là một thảm họa và ngôi nhà là một nhà tù. Chỉ một hành vi vi phạm đạo đức như ngoại tình mới có thể là căn cứ để ly hôn; nếu không thì cuộc hôn nhân chỉ tan vỡ bởi cái chết.


Biên tập bởi Mục Vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam.


Kommentare


bottom of page