Thứ tư, ngày 14 tháng 7 năm 2021 vừa qua, cơ quan quản lý cổ vật AIA của Israel đã công bố về phát hiện một phần của bức tường thành được xây dựng trong thời kỳ Đền Thờ Đầu Tiên vào khoảng 2700 năm trước. Đây là phát hiện rất đáng chú ý vì hầu hết tường thành Jerusalem trong lúc đó đã bị phá hủy vào năm 586 TCN bởi quân đội của Babylon như trong II Sử ký 36 :15-19 “… cơn thạnh nộ của Đức Giê-hô-va nổi lên cùng dân sự Ngài, chẳng còn phương chữa được. Vì vậy, Đức Chúa Trời khiến vua dân Canh-đê lên hãm đánh chúng….Chúng đốt đền Đức Chúa Trời, ĐÁNH ĐỔ VÁCH THÀNH JERUSALEM, ..”
Ngay trong thời điểm này, tháng này, người Do Thái đang kỷ niệm và thương tiếc về việc Đền Thánh bị phá hủy. Họ gọi những ngày thương tiếc này là “Nine Days”, kỳ “chín ngày” được kỷ niệm từ ngày một đến ngày chín tháng AV (tháng năm theo lịch Do Thái). Bởi vậy, việc công bố bức tường phía đông được tìm thấy vào lúc này là điều rất ý nghĩa đối với người Do Thái và cho những ai tin vào Kinh Thánh. Thật như vây, khảo cổ học mang đến cuộc sống sống động và hữu hình về những sự kiện lịch sử ấn tượng đã diễn ra trong hàng nghìn năm vàđược ghi lại trong Kinh thánh.
Các phát hiện về bức tường được các nhà khảo cổ tìm thấy tại Thành phố Davidtại Thung lũng Kidron có chiều dài khoảng 40 mét ,chiều cao lên đến 3 mét. Cấu trúc của bức tường thành khá đồ sộ với khoảng 5m chiều rộng, nằm trên sườn dốc phía đông đường dẫn vào thành phố, cách Núi Đền khoảng vài chục mét. Chính độ dốc của khu vực đã bảo tồn cho bức tường không bị phát hủy trong cuộc chinh phục của người Babylon như điều Kinh Thánh đã ghi rằng quân đội của Nê-bu-cát-nết-sa có thể vào thành phố từ một con đường dễ dàng hơn “Ngày mồng chín tháng tư, có sự đói kém lớn trong thành, dân sự không có bánh. Bấy giờ, quân Canh-đê làm lủng một lỗ nơi vách tường thành; … Ngày mồng bảy tháng năm, năm thứ mười chín đời Nê-bu-cát-nết-sa, vua Ba-by-lôn, quan thị vệ Nê-bu-xa-ra-đan, tôi tớ của vua Ba-by-lôn, đến Giê-ru-sa-lem. Đoạn, đạo quân Canh-đê, vâng lịnh quan thị vệ, phá đổ vách thành chung quanh Giê-ru-sa-lem.” Câu chuyện này được chép trong chương cuối của sách II Các vua 25.
Trước đó, trong các cuộc khai quật, người ta cũng tìm thấy một tòa nhà bị đốt cháy bởi cuộc chiến ngay bên trong đoạn tường “mới” được phát hiện này. Tòa nhà đó chứa nhiều những hũ chứa đã bị nghiền nát khi tòa nhà bị đốt và sụp đổcho thấy sự kiện thành phố bị đốt cháy bởi Vua Nê-bu-cát-nết-sa là chính xác như Kinh thánh mô tả trong II Các Vua 25: 9.
Mặc dù người Babylon cuối cùng đã thành công trong việc chinh phục Jerusalem nhưng bức tường thành cực kỳ “dày đặc” ở phía đông nam này đã không bị phá hủy hoàn toàn. Có lẽ là do phần dốc phía đông của thành phố, nơi có độ dốc trên 30 độ. (Người Giê-bu-sít đã tự hào về sự vững chãi của tường thành và chế nhạo Vua Đa-vít rằng “Ngươi chớ vào đây: những kẻ đui và què, đủ mà xô đuổi người đi!” II Sa-mu-ên 5: 6-8.) Các công sự vững chắc của Jerusalem, và đặc biệt là hệ thống phòng thủ địa lý tự nhiên của nó, đã cho phép Vương quốc Giu-đa. chống lại sức mạnh của Đế chế Babylon trong khoảng một năm rưỡi, trước khi “quân Canh-đê làm lủng một lỗ nơi vách tường thành” (2 Các Vua 25: 1-4).
Tại gần bức tường, các nhà khảo cổ dưới sự chỉ đạo bởi Tiến sĩ Filip Vukosavovi Research (Trung tâm Nghiên cứu Jerusalem Cổ đại), Tiến sĩ Joe Uziel và Ortal Chalaf (Cơ quan Cổ vật Israel) đã phát hiện ra nhiều hiện vật cung cấp cái nhìn thoáng qua về cuộc sống hàng ngày của Jerusalem như mảnh vỡ của nồi, chảo và các bình khắc ấn tượng. Một trong số chúng có khắc dòng chữ là “lamelech” (cho nhà vua). Dòng chữ này thường được in trên các lọ dùng để thu thuế.
Đáng chú ý, là các nhà khảo cổ đã tìm thấy một con dấu Babylon nhỏ bằng đá, mô tả các biểu tượng của các vị thần Babylon là Marduk và Nabu (có tên trong Kinh thánh là Merodach và Nebo).
Ngoài ra các nhà khảo cổ cũng đã tìm thấy một mảnh bulla nhỏ có ghi chữ Do Thái “Zaphan / Tsafan.”. Đây chính là tên của thầy phó tế Sô-phô-ni đã được đề cập đến trong sách II Các Vua 25:18.
Các nhà khảo cổ học đã xác định thời gian bức tường được xây dựng y như Kinh Thánh ghi chép. Theo đó một phần của bức tường thành Jerusalem bị phá vỡ trong một cuộc xâm lược từ phía bắc vào năm 800 TCN (2 Các Vua 14:13). Ê-xê-chia đã sửa chữa lại những vách thành “đã bị hư lủng” (II Sử ký 32: 5) vào cuối thế kỷ thứ 8. Sau đó, vào đầu thế kỷ thứ bảy, con trai của Ê-xê-chia là Ma-na-se đã “..xây vách ngoài thành Đa-vít, về phía tây Ghi-hôn trong trũng, đến lối vào cửa cá, và chung quanh Ô-phên, xây nó rất cao” (II Sử ký 33:14) tường naychính là nơi mà ngày nay người ta tìm thấy.
Đối với các nhà khảo cổ học, thì phát hiện này là rất xúc động, “Khi chúng tôi tìm thấy phần đầu của bức tường, tôi ngay lập tức hiểu những gì chúng tôi đã tìm thấy” Tiến sĩ Filip Vukosavovic đã nói “Tôi gần như đã khóc.” Thật vậy, những gì tìm thấy là bằng chứng đáng kinh ngạc để giải đáp được một bí ẩn khảo cổ học kéo dài hàng thập kỷ. “Bây giờ chúng ta có thể nói chắc chắn rằng bức tường thành đã tồn tại, ít nhất là ở sườn phía đông,” Vukosavovic nói.
Cũng như lời cảnh báo mà tiên tri Môi-se đưa ra trước đó rất lâu và đã được“Dân đó sẽ vây ngươi trong các thành của cả xứ mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho ngươi, cho đến chừng nào những vách cao lớn và vững bền kia mà ngươi nhờ cậy đó, sẽ bị ngã xuống.” (Phục truyền luật lệ ký 28:52).
Kinh Thánh chép “Giê-hô-va Đức Chúa Trời của tổ phụ chúng, vì có lòng thương xót dân sự và đền của Ngài; nên hằng sai sứ giả đến cùng chúng; nhưng chúng nhạo báng sứ giả của Đức Chúa Trời, khinh bỉ các lời phán Ngài, cười nhạo những tiên tri của Ngài, cho đến nỗi cơn thạnh nộ của Đức Giê-hô-va nổi lên cùng dân sự Ngài, chẳng còn phương chữa được” Đây chính là lý do mà bức tường thành sụp đổ.
Ngày nay, với bức tường thành được tìm thấy, người ta thật phải kính sợ vớinhững lời mà Chúa đã phán bảo.
Biên tập bởi Mục Vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam
Comments