Ghi-bê-a “là thành thuộc về Bên-gia-min” ( Các-quan-xét 19:14 ) vì vậy đây được gọi là Ghi-bê-a của Bên-gia-min (1 Sa-mu-ên 13:15 ). Đây cũng được Ghi-bê-a của Sau-lơ (1 Sa-mu-ên 11: 4) vì là nhà của Sau-lơ, vị vua đầu tiên của dân Do Thái “Sau-lơ cũng về nhà mình tại Ghi-bê-a, có những người dõng sĩ chịu Đức Chúa Trời cảm động lòng đều đi theo người.” (1 Sa-mu-ên 10: 26).
Ghi-bê-a nổi tiếng, không phải là vì nhà của vị vua đầu tiên trong Kinh Thánh mà Ghi-bê-a được nhiều người biết đến bởi câu chuyện bi thảm của “người lê-vi và vợ bé của người” được chép trong Các-quan-xét 19;20. Câu chuyện này đã dẫn đến việc các chi phái trong Y-sơ-ra-ên đánh giết lẫn nhau và chi phái Bên-gia-min suýt nữa đã bị diệt. Sách Các-quan-xét cũng kết thúc cùng với câu chuyện của chi phái Bên-gia-min.
Tên Gibeah trong tiếng Do Thái có nghĩa là “Đồi” vì độ cao dễ thấy của nó so với các khu vực xung quanh. Thật vậy, đây là nơi mà người ta có thể nhìn thấy một trong những quang cảnh đẹp nhất của Israel! Vào một ngày trời quang đãng, mọi người nhìn về phía tây sẽ thấy vùng đất thấp của Israel, Rừng Judean và vùng ven biển. Nhìn về phía đông, có thể nhìn thấy sa mạc Judean, Biển Chết và các ngọn núi trong Kinh thánh của Jordan.
(Tell el-Ful ở phía bắc Jerusalem thường được đồng nhất với Ghi-bê-a của Benjamin )
Các câu chuyện trong Kinh Thánh về Ghi-bê-a tưởng chừng như quên lãng đi nhưng vào giữa năm 1922-23, nhà khảo cổ học nổi tiếng William Albright đã khai quật địa điểm này và một lần nữa cuộc khảo cổ lại khớp với câu chuyện trong Kinh thánh.
Trong Các Quan Xét 19 và 20, do hành động của chi phái Bên-gia-min chống lại vợ lẽ của Người Lê-vi, mười một chi phái khác của Israel đã tuyên chiến và tiêu diệt Ghi-bê-a bằng lửa. William Albright đã tìm thấy nguyên bản “Ghi-bê-a” bên dưới tàn tích nơi Vua Sau-lơ xây dựng cung điện của mình, và nó được bao phủ bởi một lớp tro sâu chỉ có trên tàn tích đã bị thiêu hủy trong ngọn lửa.
Một bằng chứng nữa cho thấy đây là vị trí chính xác của Ghi-bê-a, là con đường mà người Lê-vi và vợ lẽ của ông đã đi để trở về từ Bết-lê-hem ở Giu-đa về nhà của ông trên Núi Ép-ra-im. Khi mặt trời lặn, họ đi ngang qua Giê-ru-sa-lem nhưng người Lê-vi nói chúng ta hãy tiếp tục đi xa hơn và “hãy ráng đi đến một nơi nào ở đằng trước, hoặc Ghi-bê-a hay là Ra-ma, đặng ngủ đêm tại đó. (Các quan xét 19:13)”. Ngày nay, đúng là tất cả các thành phố này, trên tuyến đường đến nhà của ông, đều nằm trên "Tuyến đường cột sống" trong Kinh thánh ngày nay được gọi là Quốc lộ 60.
Ngoài ra, một phát hiện khảo cổ quan trọng nữa chứng minh tính chính xác của Kinh Thánh là người ta đã tìm thấy một cung điện có từ thời quân chủ thống nhất của Israel, thời đại của nó bao gồm cả triều đại đầy biến động của Sau-lơ. Các tàn tích về cung điện vẫn còn đó với những cấu trúc có từ thời của Sau-lơ.
( Cấu trúc cung điện của vua Sau-lơ )
Năm 1948, khi Jordan kiểm soát bất hợp pháp phần lớn lãnh thổ Israel, và cố gắng phá hủy bất kỳ di tích người Do Thái cổ đại nào mà họ có thể tìm thấy để phủ nhận rằng người Do Thái từng có mối liên hệ với quê hương lịch sử của họ. Tại vị trí này vào năm 1965, trên đỉnh cung điện của Vua Sau-lơ, Vua Hussein (cha của Abdullah, Quốc vương Jordan hiện tại) đã bắt đầu xây dựng cung điện của mình, ban đầu là phá hủy di tích.
( Tòa nhà chưa hoàn thành nằm trên di tích cung điện của vua Sau-lơ )
Năm 1967, Israel đã giải phóng vùng đất này, và khung xương của tòa nhà - chưa bao giờ hoàn thành - vẫn còn. Nó nằm trong khu vực phía đông Jerusalem mà Israel đã sáp nhập hợp pháp vào đây vào năm 1980.
Năm 1988, Vua Hussein từ bỏ tất cả các yêu sách đối với Judea và Samaria và phía đông Jerusalem, bao gồm cả Ghi-bê-a của Bên-gia-min.
Hôm nay mọi người có thể ghé thăm địa điể độc đáo này, xem cấu trúc của nó và thưởng thức những khung cảnh tuyệt vời này.
Biên tập bởi Mục Vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam.
Comments