top of page
Tìm kiếm

Hebrew (עברי Hê-bơ-rơ) hay “Do Thái” có nghĩa là gì?


Không biết từ lúc nào thì người Do Thái “Hebrew” được gọi là người Do Thái “Hebrew”. Lần đầu tiên từ “Hebrew” hay tổ phụ Áp-ra-ram của người Do Thái được gọi là người “Hebrew” được chép trong Sáng thế ký 14:13 “Có một người thoát được chạy đến báo điều đó cùng ÁP-RAM, LÀ NGƯỜI HÊ-BƠ-RƠ. Áp-ram ở tại lùm cây dẻ bộp của Mam-rê, là người A-mô-rít, anh của Ếch-côn và A-ne; ba người nầy đã có kết ước cùng Áp-ram.” Có lẽ cũng chính từ đây mà dòng dõi của ông được gọi là người Hebrew cho đến tận ngày nay. Từ “Hebrew” trong ngôn ngữ Hebrew là עברי (Ivrie). Các chữ cái gốc được sử dụng trong đó có nghĩa là vượt qua, hoặc đi qua. Ngày nay ở Israel, người ta có thể dùng từ này để nói về việc chuyển nhà, vi phạm luật, vượt qua một số khó khăn, băng qua đường, băng qua sông, v.v. Về cơ bản, từ này có ý nghĩa là đi ngang, vượt qua hoặc ngang qua. Trong Kinh Thánh thì từ Hebrew có nghĩa là “vượt qua” và là từ có ý nghĩa riêng của nó. Người ta cho rằng Áp-ra-ham được gọi là người Hê-bơ-rơ “Ivrie”, hay “Người đã đi ngang qua” để nói đến việc Áp-ra-ham là người đến từ bên kia sông. Sáng thế ký 11:31 chép “Tha-rê dẫn Áp-ram, con trai mình, Lót, con trai Ha-ran, cháu mình, và Sa-rai, vợ Áp-ram, tức dâu mình, đồng ra khỏi U-rơ, thuộc về xứ Canh-đê, đặng qua xứ Ca-na-an. Khi đến Cha-ran thì lập gia cư tại đó.”. Như vậy Áp-ra-ham cùng gia đình đã “ngang qua” sông Euphrates, để đến với Cha-ran (Haran), sau đó trong Sáng thế ký 12:1-5 Đức Chúa Trời gọi ông trở lại sông một lần nữa để đến vùng đất mà ngày nay chúng ta biết là Y-sơ-ra-ên. “Áp-ram trải qua xứ nầy, đến cây dẻ bộp của Mô-rê, tại Si-chem. Vả, lúc đó, dân Ca-na-an ở tại xứ.” Sáng thế ký 12:6, tại chỗ này như phía trên chúng ta thấy người ta gọi ông là “Áp-ram người Hê-bơ-rơ” Chúng ta ngược lại với gia phả của Áp-ra-ham trong Sáng thế ký 11:4, Kinh Thánh cho thấy ông có một người tổ tiên có tên (עבר - Eber, Hê-be). Tên này là dạng từ Hebrew trong số ít, điều này có thể giải thích mối liên hệ theo cách nào đó với tên Hê-bơ-rơ (עברים - Ivrim,) ở dạng số nhiều. Ngoài ra là vì chính gia đình Áp-ra-ham cũng đã băng qua sông một vài lần như chúng ta biết trong Kinh Thánh. Sách Giô-suê tường thuật về các sự kiện này và manh mối về việc làm thế nào hậu duệ của Gia-cốp / Y-sơ-ra-ên được gọi là người Do Thái “Hebrew” - Ivrim – “những người đã đi ngang qua” Giô-suê 24: 3-15 chép “Như vậy, Chúa, Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên phán rằng:“ Tổ phụ các ngươi, là Tha-rê, cha của Áp-ra-ham, và Na-cô, THUỞ XƯA Ở PHÍA BÊN KIA SÔNG, và hầu việc các thần khác. Nhưng ta chọn Áp-ra-ham, tổ phụ các ngươi, TỪ PHÍA BÊN KIA SÔNG, khiến người đi khắp xứ Ca-na-an, ban Y-sác cho người, và làm cho dòng dõi người sanh sản nhiều thêm ……Ta bèn đem tổ phụ các ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô, và các ngươi ĐI ĐẾN BIỂN. Người Ê-díp-tô dùng xe binh và lính kỵ mà đuổi theo tổ phụ các ngươi đến Biển Đỏ. … Kế đó, ta dẫn các ngươi vào xứ dân A-mô-rít, Ở BÊN KIA SÔNG GIÔ-ĐANH; chúng nó chiến đấu cùng các ngươi, và ta có phó chúng nó vào tay các ngươi. … SAU KHI QUA SÔNG GIÔ-ĐANH RỒI, thì các ngươi đến thành Giê-ri-cô….. Vậy bây giờ, hãy kính sợ Đức Giê-hô-va, và phục sự Ngài cách thành tâm và trung tín; hãy bỏ xa các thần mà tổ phụ các ngươi HẦU VIỆC BÊN KIA SÔNG, và tại xứ Ê-díp-tô; phải phục sự Đức Giê-hô-va. Nếu chẳng thích cho các ngươi phục sự Đức Giê-hô-va, thì ngày nay hãy chọn ai mà mình muốn phục sự, hoặc các thần mà tổ phụ các ngươi đã HẦU VIỆC BÊN KIA SÔNG, hoặc các thần dân A-mô-rít trong xứ mà các ngươi ở; nhưng ta và nhà ta sẽ phục sự Đức Giê-hô-va.”. Chúng ta có thể thấy, có một số đề cập đến những cuộc vượt sông: Áp-ra-ham đến từ bên kia sông Euphrates, cuộc vượt Biển Đỏ đầy kịch tính trong cuộc Xuất hành, và sau đó là cuộc đi vào Đất hứa khi họ băng qua Sông Jordan. Những người Hê-bơ-rơ này, những Ivrim này, chắc chắn đã thực hiện rất tốt việc đi ngang qua! Bạn có thể thấy tại sao người Ai Cập có thể gọi họ là người Hê-bơ-rơ hay là người Do Thái - những người đến từ bên kia sông. Dòng dõi của người Hê-bơ-rơ đã trải qua không phải một mà là hai cuộc vượt sông khá kỳ diệu; sự kiện đầu tiên và nổi tiếng nhất là Biển Đỏ đã rẽ ra làm đôi trong một phép lạ vĩ đại, lần thứ hai cũng như vậy sông Jordan đã rẽ ra ở hai bên khi các thầy tế lễ đặt chân xuống đáy sông, và người Hê-bơ-rơ băng qua trên mặt đất khô ráo vào cơ nghiệp của họ trong Đất Hứa. Thông điệp tuyệt vời về phân đoạn này trong sách Giô-suê là lời khuyên dạy “HÃY BỎ XA CÁC THẦN mà tổ phụ các ngươi HẦU VIỆC BÊN KIA SÔNG, và tại xứ Ê-díp-tô; PHẢI PHỤC SỰ Đức Giê-hô-va.” Đối với Giô-suê, biểu tượng rất rõ ràng của việc “ngang qua” như tên của dân tộc này là họ hay người Do Thái cần bỏ lại cuộc sống thờ thần tượng bên kia sống giờ là lúc vượt qua bờ bên kia. Bây giờ chúng ta sẽ phục vụ Chúa. Giống như Huyết Chiên Con được bôi lên mày cửa trong Lễ Vượt Qua năm xưa trước khi qua nước Biển Đỏ. Huyết của sự hy sinh được dâng trên bàn thờ bên ngoài đền tạm trước khi các thầy tế lễ tiến về Nơi Thánh thì huyết của Chúa Jesus trên thập tự giá cùng với dòng nước của phép báp têm, chúng ta công khai tuyên bố rằng chúng ta bỏ lại cuộc sống cũ ở phía sau, bên kia sông, và bước sang một cuộc sống mới, chỉ hầu việc một mình Đức Chúa Trời. Xin Chúa giúp để chúng ta có thể loại bỏ những “vị thần” mà chúng ta đã từng phụ vụ như tiền bạc, sự chú ý, thành công, sự xác nhận, sự phân tâm ... để lại tất cả những “vị thần” này lại ở phía bên kia sông để chúng ta có thể nói rằng “nhưng ta và nhà ta sẽ phục sự Đức Giê-hô-va.”. Biên tập bởi Mục Vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam



Comments


bottom of page