Jerusalem - thành phố thiêng liêng và huyền bí nhất thế giới, thành phố này được gọi với nhiều tên được gọi khác nhau như THÀNH THÁNH, THÀNH CỦA VUA LỚN...
Jerusalem (phiên âm tiếng Việt: Giê-ru-sa-lem, tiếng Do Thái: ירושׁלים Yerushalayim; tiếng Ả Rập: القُدس al-Quds, tiếng Hy Lạp: Ιεροσόλυμα) là một thành phố ở Trung Đông, nằm trên một cao nguyên thuộc dãy núi Do Thái giữa Địa Trung Hải và Biển Chết. Đây là một trong những thành phố lâu đời nhất trên thế giới và được coi là linh thiêng đối với ba tôn giáo chính khởi nguồn từ Abraham - Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo.
Trong lịch sử lâu dài của mình, Jerusalem đã bị phá hủy ít nhất hai lần, bị bao vây 23 lần, bị bắt và chiếm lại 44 lần, và bị tấn công 52 lần. Một phần của Jerusalem được gọi là Thành phố David. Tên Jerusalem được tìm thấy lần đầu tiên trong Kinh Thánh là trong sách Giô suê 10:1 nói đến một vi vua như là vua của Giê-ru-sa-lem.
Trong thời kỳ Israel cổ đại, hoạt động xây dựng quan trọng ở Jerusalem bắt đầu vào thế kỷ thứ 9 trước Công nguyên (Thời đại đồ sắt II), và vào thế kỷ thứ 8, thành phố đã phát triển thành trung tâm tôn giáo và hành chính của Vương quốc Judah. Năm 1538, CÁC BỨC TƯỜNG THÀNH PHỐ được xây dựng lại lần cuối cùng xung quanh Jerusalem dưới thời Suleiman the Magnificent. Ngày nay, NHỮNG BỨC TƯỜNG ĐÓ xác định THÀNH PHỐ CỔ, từ đầu thế kỷ 19 thành phố được chia làm bốn khu vực : khu vực Armenia, Cơ đốc giáo, Do Thái và Hồi giáo. Thành phố cổ này trở thành Di sản Thế giới năm 1981 và nằm trong Danh sách Di sản Thế giới đang bị đe dọa.
Theo Kinh thánh, Vua David đã chinh phục thành phố từ người Jebusite và thiết lập nó trở thành thủ đô của vương quốc Israel, và con trai của ông, Vua Solomon, đã xây dựng Đền thờ đầu tiên. Jerusalem được gọi là thành phố linh thiêng (עערררר) có lẽ đã được gắn liền với Jerusalem trong thời kỳ hậu lưu đày. Jerusalem được coi là thành phố Thánh trong Kitô giáo, được bảo tồn trong bản Septuagint mà các Kitô hữu đã nhận là sách riêng của họ. Trong Hồi giáo Sunni, Jerusalem là thành phố linh thiêng thứ ba, sau Mecca và Medina.Thành phố cổ là nơi có nhiều địa điểm có tầm quan trọng tôn giáo, trong đó có Núi Đền với Bức tường phía Tây, Mái vòm Đá và Nhà thờ Hồi giáo al-Aqsa, và Nhà thờ Mộ Thánh. Bên ngoài Thành phố cổ có Vườn Mộ nổi tiếng.
Kể từ năm 1860, Jerusalem đã phát triển vượt xa ranh giới của Thành phố Cổ. Năm 2015, Jerusalem có dân số khoảng 850.000 cư dân, bao gồm khoảng 200.000 người Do Thái thế tục, 350.000 người Do Thái Haredi và 300.000 người Palestine.Năm 2011, dân số là 801.000, trong đó người Do Thái chiếm 497.000 (62%), Hồi giáo 281.000 (35%), Kitô hữu 14.000 (khoảng 2%) và 9.000 (1%) người không được phân loại theo tôn giáo.
Tên Jerusalem là sự kết hợp của hai từ tiếng Do Thái, Yireh (Di-rê) có nghĩa là “sẽ thấy” và shalem có nghĩa là “hòa bình, toàn vẹn”. Thành phố Giê-ru-sa-lem được coi là nơi mà Áp-ra-ham dâng con trai mình là Y-sác cho Chúa, đây cũng là nơi mà đền thờ thứ nhất được xây dựng. Vào thời điểm trói buộc Y-sác và định dâng thì thiên sứ của Chúa đã bảo Áp-ra-ham đừng hy sinh con trai mình, Kinh Thánh Sáng thế ký 13:13-14 chép “Áp-ra-ham nhướng mắt lên, xem thấy sau lưng một con chiên đực, sừng mắc trong bụi cây, bèn bắt con chiên đực đó dâng làm của lễ thiêu thay cho con mình. Áp-ra-ham gọi chỗ đó là Giê-hô-va Di-rê Bởi cớ ấy, ngày nay có tục ngữ rằng: Trên núi của Đức Giê-hô-va sẽ có sắm sẵn.”
Từ yireh trong tiếng nguyên bản là “đã thấy” hay “xem thấy” và “Áp-ra-ham gọi chỗ đó là Giê-hô-va Di-rê” như người ta nói cho đến ngày nay. Thành phố này trước đây được gọi là Shalem(salem) và vì kết hợp với từ Yireh nên thành phố được gọi là Yerushalayim hoặc Jerusalem (bằng tiếng Anh).
Từ năm 1948 đến 1967, phần phía tây của Jerusalem được quản lý bởi Israel như thủ đô của đất nước, trong khi phía Đông Jerusalem được quản lý bởi Jordan. Thành phố hợp nhất lại bởi thắng lợi của Israel trong Chiến tranh sáu ngày, mặc dù địa vị của thành phố vẫn bị tranh chấp. Luật của Israel từ năm 1980 tuyên bố Jerusalem như thủ đô vĩnh viễn, không bị chia cách của Israel. Ngày 9 tháng 12 2017, Tổng Thống Mỹ Trump tuyên bố công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.
Người Do Thái khi cầu nguyện thường hướng về Jerusalem mà cầu nguyện, trong Kinh Thánh có chép về Đa-ni-el mỗi ngày 3 lần hướng về Jerusalem mà cầu nguyện. ( Đa ni ên 6 :10 )
Khi Vua Salomon xây đền thờ đầu tiên, ông có cầu nguyện với Chúa mỗi khi dân sự hướng về nơi này mà cầu nguyện thì xin Chúa nhớ đến mà nhậm lời họ. ( I Các vua 8 )
Bởi vậy, hãy hướng về Thành của Vua Lớn mà cầu sự bình an cho Giê-ru-sa-lem để nơi đó thật như tên của nó là Nơi Trú Ngụ Bình An. Vì Chúa sẽ ban phước cho ai chúc phước cho dân tộc này.
Biên tập bởi Mục Vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam
Comments