top of page
Tìm kiếm

Lịch sử của quốc kỳ Do Thái trong thời kỳ hiện đại




Không phải trong thời kỳ hiện đại thì người Do Thái mới có ngọn cờ cho mình. Lần đầu tiên Kinh Thánh ghi chép về ngọn cờ là trong Dân số ký 1:52. Trong hành trình của dân Do Thái tại đồng vắng sau cuộc Xuất hành khỏi ách nô lệ ở Ai Cập, mỗi chi phái đã giương cao biểu ngữ và cờ của chi phái mình với màu sắc riêng, tương ứng với một trong 12 viên đá quý trên tấm áo ngực của Aaron. Dân số ký 2:2 có chép “Dân Y-sơ-ra-ên mỗi người phải đóng trại gần bên ngọn cờ mình, ở dưới bảng hiệu của tông tộc mình, đối ngang nhau vây chung quanh hội mạc.”


Lá cờ đầu tiên trong thời kỳ hiện đại được thiết kế bởi nhà sáng lập của phong trào Zion Theodor Herzl, đây một lá cờ của những người theo chủ nghĩa Phục quốc. Lá cờ này được ông được miêu tả trong nhật ký và được đăng lại tờ The Jewish vào năm 1896. Theo đó lá cờ đầu tiên với bảy ngôi sao 6 cánh nhỏ màu vàng đại diện cho "bảy giờ làm việc" trong ngày trên nền trắng tượng trưng “cuộc sống mới và thuần khiết của người Do Thái”. Thiết kế này cùng với ngôi sao Đa-vít ở chính giữa, trung tâm của ngôi sao là hình sư tử “ Aryeh Yehudah ” (nghĩa là Sư tử của Judah), đã trở thành lá cờ đầu tiên của chủ nghĩa Phục quốc.


Lá cờ sau này cũng được thay đổi như bây giờ, đơn giản hơn với hai vạch màu xanh trên nền trắng và ngôi sao Đa-vít màu xanh ngay chính giữa. Lá cờ đã được thông qua bởi Đại hội phục quốc Do Thái lần thứ nhất vào năm 1897.


Màu sắc mà chúng ta thấy trên quốc kỳ Do Thái dựa trên cảm hứng từ một bài thơ năm 1860 và được mô tả đây là “Sắc màu của Judah” của Ludwig August Frankl, một người Do Thái gốc Áo. Theo đó người ta tin rằng màu xanh lam tượng trưng cho “sự huy hoàng của nền móng vững chắc” và màu trắng tượng trưng cho “sự rạng rỡ của chức thầy tế lễ của dân tộc này”. Các sọc màu xanh đậm trên lá cờ ban đầu sau đó được làm sáng đi để tăng cường khả năng hiển thị trên biển.


Các sọc màu xanh trên nền trắng của quốc kỳ Do Thái cũng được lấy cảm hứng từ các sọc trên tallit (khăn choàng cầu nguyện của người Do Thái). Theo đó ý nghĩa của màu xanh trên khăn choàng tallit tương ứng với sự mặc khải thiêng liêng. Ngoài ra, nó có thể tượng trưng cho vinh quang, sự thánh khiết, sự công chính của Thiên Chúa. Mặt khác, màu trắng như là tượng trưng cho lòng nhân từ của Đức Chúa Trời. Hai sọc màu này tượng trưng cho “biểu tượng tôn giáo và nghi lễ của cuộc sống Do Thái được hướng dẫn bởi các điều răn trong Kinh Thánh”.


Sau khi thành lập Nhà nước Israel năm 1948 , quốc kỳ của Chủ nghĩa Phục quốc đã trở thành quốc kỳ chính thức của Israel vào ngày 28 tháng 10 năm 1948, năm tháng sau khi thành lập quốc gia này.


Biên tập bởi Mục Vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam

Comments


bottom of page