Tháng Elul với Do Thái Giáo là tháng 6 theo như Kinh Thánh, còn đối với lịch dân dụng của đất nước Israel thì tháng Elul nhằm vào tháng 12 là tháng cuối cùng của năm Do Thái. Theo như Kinh Thánh trong Xuất ê-díp-tô-ký 33;34 thì tháng này là tháng mà Chúa đã thương xót và tha thứ cho dân Do Thái khi họ phạm tội trong với Ngài. Vì điều này mà tháng này được gọi là “tháng của lòng thương xót và nhân từ Chúa”. Vào tháng này, người Do Thái dành thời gian để xem xét nội tâm để kiểm tra lại những gì đã làm để chuẩn bị cho “những ngày phán xét” sắp đến trong Rosh HaShanah (Năm mới của người Do Thái) và Yom Kippur (Đại Lễ Chuộc Tội).
Tháng của “Lòng thương xót và sự tha thứ Chúa” được xem là thời điểm thích hợp để người Do Thái ăn năn hay còn gọi là “Teshuvah” – Teshuvah là hành động ăn năn có nghĩa là “quay trở lại với Chúa”- cầu nguyện , làm từ thiện , và thêm “Ahavat Yisrael” nghĩa là thêm “tình yêu dành cho đồng bào Do Thái”. Đây là những nhiệm vụ hoàn thiện bản thân và đến gần hơn với Đức Chúa Trời.
Các phong tục của trong tháng Elul là việc thổi shofar hằng ngày như là một lời kêu gọi ăn năn, đọc ba chương sách Thi Thiên mỗi ngày, từ ngày 1 cho đến ngày Yom Kippur ( vào Yom Kippur, kỳ đại lễ chuộc tội người Do Thái sẽ đọc 36 chương còn lại).
Cũng trong tháng này, khi Môi-se lên trên núi Si-nai, tại đó Chúa đã tiết lộ cho Môi se bí mật về “lòng thương xót của Chúa” qua Xuất Ê Díp Tô 34:6 -7 rằng: “Ngài đi ngang qua mặt người, hô rằng: GIÊ-HÔ-VA! GIÊ-HÔ-VA! LÀ ĐỨC CHÚA TRỜI NHÂN TỪ, THƯƠNG XÓT, CHẬM GIẬN, ĐẦY DẪY ÂN HUỆ VÀ THÀNH THỰC, BAN ƠN ĐẾN NGÀN ĐỜI, XÁ ĐIỀU GIAN ÁC, TỘI TRỌNG, VÀ TỘI LỖI; NHƯNG CHẲNG KỂ KẺ CÓ TỘI LÀ VÔ TỘI, và nhân tội tổ phụ phạt đến con cháu trải ba bốn đời.” Đây chính là những lời mà Đức Chúa Trời đã dạy Môi-se, hầu cho mọi người có thể sử dụng bất cứ khi nào họ cần để cầu xin lòng thương xót của Đức Chúa Trời.
Những lời này là cốt lõi của lời cầu nguyện ăn năn tội selichot mà người Do Thái đọc hằng ngày trong tháng Elul này. Người Do Thái gọi đây là MƯỜI BA ĐẶC TÍNH CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA. Căn cứ vào lời Kinh Thánh phía trên, MƯỜI BA ĐẶC TÍNH NÀY NHƯ SAU:
- GIÊ-HÔ-VA (Adonai) –Dù biết trước rằng con loài người yếu đuối, luôn phạm tội nhưng Đức Chúa Trời vẫn là Đấng nhân từ để tha thứ cho những người biết ăn năn.
- GIÊ-HÔ-VA (Adonai) –Thiên Chúa là Đấng có đầy dẫy lòng thương xót đối với tội nhân.
- ĐỨC CHÚA TRỜI (El) –Chúa là Đấng Vĩ Đại, có quyền trên muôn loài vạn vật nhưng lòng nhân từ Chúa vượt lên trên cả sự vĩ đại của Ngài.
- NHÂN TỪ ( rahum ) - Đức Chúa Trời tràn đầy lòng yêu thương, cảm thông đối với sự yếu đuối của con người, không đặt con người vào sự cám dỗ, và giảm nhẹ hình phạt của kẻ có tội.
- THƯƠNG XÓT ( v'hanun ) - Đức Chúa Trời bày tỏ lòng thương xót ngay cả với những người không xứng đáng với điều đó, an ủi những người đau khổ và nâng đỡ những người bị áp bức.
- CHẬM GIẬN ( Eh apayim ) - Đức Chúa Trời ban cho tội nhân có nhiều thời gian để suy ngẫm thay đổi và ăn năn.
- ĐẦY DẪY ÂN HUỆ ( v'rav hesed ) - Đức Chúa tốt bụng đối với những người không xứng đáng, ban ân điển và phước lành nhiều hơn những gì họ đáng được hưởng; nếu hành vi cá nhân của một người được cân bằng đồng đều giữa phẩm hạnh và tội lỗi, thì Đức Chúa Trời hướng thang công lý về phía điều thiện.
- THÀNH THỰC ( v'emet ) - Đức Chúa Trời không bao giờ trái lời Ngài đã nói để ban thưởng cho những ai thờ phượng Ngài.
- BAN ƠN ĐẾN NGÀN ĐỜI ( notzeir hesed la-alafim ) –Thiên Chúa ghi nhớ những việc làm của người công chính vì lợi ích của thế hệ con cháu kém đức hạnh của họ.
- XÁ ĐIỀU GIAN ÁC - Tha thứ cho tội ác ( Nasi avon ) – Đức Chúa Trời tha thứ cho tội lỗi cố ý gây ra bởi một ác tính, miễn là tội nhân ăn năn.
- “TỘI TRỌNG” - Tha thứ cho tội lỗi cố ý ( pesha ) – Đức Chúa Trời cho phép ngay cả những người phạm tội với ác ý phản nghịch và chọc giận Ngài cơ hội để ăn năn.
- “TỘI LỖI” - Tha thứ cho lỗi lầm ( v'hata'ah ) - Đức Chúa Trời tha thứ cho tội lỗi do bất cẩn, thiếu suy nghĩ hoặc thờ ơ.
- CHẲNG KỂ KẺ CÓ TỘI LÀ VÔ TỘI - Đấng thanh tẩy ( v'nakeh ) - Đức Chúa Trời nhân từ, nhân từ và tha thứ, xóa sạch tội lỗi của những ai thật lòng ăn năn; tuy nhiên, nếu một người không ăn năn thì họ sẽ bị sự trừng phạt theo điều họ vi phạm.
Vì vậy, lời kêu gọi lòng thương xót của Đức Chúa Trời này dạy chúng ta rằng sự ăn năn luôn có thể thực hiện được và Đức Chúa Trời luôn chờ đợi sự trở lại của chúng ta.
Biên tập bởi Mục Vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam.
Comments