Sau khi những người Israel ở vương quốc phía bắc bị di dời sang A-si-ri như lời Kinh Thánh “ Năm thứ chín đời Ô-sê, vua A-si-ri hãm lấy Sa-ma-ri, đem dân Y-sơ-ra-ên sang qua A-si-ri, lập họ ở tại Cha-la và trên bờ Cha-bo, sông của Gô-xan, cùng trong các thành nước Mê-đi” ( II Các vua 17 :6 ) . Đến lượt những người Giu-đa còn lại ở vương quốc phía nam cũng bị người A-si-ri lưu đày đến Ba-by-lôn trong ba lần lưu đày “Phàm ai thoát khỏi gươm, thì người bắt đem qua Ba-by-lôn; “ ( II Sử ký 36 ). Đó chính là nguồn gốc của những người Do Thái sống tại Ba-by-lôn hay còn gọi là Ba Tư (gần như là Iran ngày nay) kể từ phần thứ hai của kỷ nguyên Ngôi đền đầu tiên . Trên thực tế, các sự kiện của Lễ Purim (như được ghi lại trong Sách Ê-xơ-tê ) diễn ra tại thủ đô Shushan của Ba Tư (còn được gọi là Susa), bây giờ là địa điểm của thành phố Hamedan hiện đại.
Tại vùng đất Ba tư hay Iran ngày nay cũng chính là nơi chôn cất của một số nhân vật trong Kinh thánh. Họ chính là những người được cả người Hồi Giáo, Do Thái Giáo và Cơ Đốc Giáo tôn trọng. Người Do Thái Iran (và người Hồi giáo) tự hào và tôn kính mộ của Mạc-đô-chê, Ê-xơ-tê ở Hamedan. Nhà tiên tri Ha-ba-cúc ở Toyserkan (cách Hamedan khoảng một giờ), Nhà tiên tri Đa-ni-ên ở Shush (miền nam Iran), và thậm chí cả Sê-rách, Con gái của A-se tổ phụ của chi phái A-se trong Israel , ở Isfahan. Điều này phản ánh lịch sử Do Thái lâu đời và phong phú của khu vực.
Người Do Thái Châu Âu đôi khi gộp tất cả những người Do Thái Trung Đông lại với nhau theo tiêu chuẩn đánh giá chung của Sephardic . Tuy nhiên, người Do Thái ở Ba Tư có những truyền thống cổ xưa của riêng họ đã có từ trước khi Sepharad nổi lên vào thế kỷ thứ 10. Chính xác hơn là gọi người Ba Tư, Sephardim và những người khác trong khu vực, là Eidot Hamizrach, “Các cộng đồng của phương Đông”.
Ngày nay, dân số Do Thái ở Ba Tư được cho là hơn 10.000 người, lớn nhất so với bất kỳ quốc gia Trung Đông nào khác ngoài Israel . Tuy nhiên, đó chỉ là phần nhỏ của khoảng 300.000 người Do Thái sống ở đó một thế kỷ trước. Những gì bắt đầu như một dòng chảy nhỏ giọt của cuộc di cư đã trở thành một dòng chảy sau khi thành lập Nhà nước Israel, và sau đó là một dòng chảy cấp bách sau cuộc cách mạng năm 1979.
Những người Do Thái tại Israel đến từ khắp Ba Tư. Nhiều người Do Thái Ba Tư sẽ nói với bạn rằng gia đình của họ là Teherani (từ Tehran), Shirazi (từ Shiraz), Isafahani (từ Isfahan), thể hiện qua các sắc thái văn hóa, truyền thống ẩm thực và phong tục khác nhau giữa các vùng. Ngay cả những người Mỹ thuộc thế hệ thứ hai và thứ ba vẫn duy trì bản sắc và tập quán của thành phố xuất xứ của gia đình họ và thường (nhưng không phải lúc nào) kết hôn với những người đàn ông và phụ nữ có gia đình đến từ cùng một khu vực.
Nhiều họ Ba Tư chứa tên cụ thể của tổ tiên nam (chẳng hạn như Rahamim hoặc Abraham ), theo sau là “zadeh”, “yan”, “pour” hoặc “far” - tạo ra những cái tên như Davidzadeh, Yomtovian, Chayempour và Nikfar. Những người khác phản ánh nghề nghiệp hoặc thành phố xuất xứ (Teherani, Shirazi, Kashani, v.v.).
Hầu hết người Do Thái Ba Tư sống nhiều nhất ở Israel, ước tính khoảng 200.000 người. Nhưng… vẫn có cuộc sống của người Do Thái ở Ba Tư. Người Do Thái ở Iran ngày nay duy trì ăn uống theo luật Kinh Thánh , họ có giáo đường Do Thái, mikvah , và thậm chí cả các Yeshivah và kollels của riêng họ. Cộng đồng Do Thái có một đại diện trong quốc hội Iran và thường được chấp nhận trong xã hội Hồi giáo.
Biên tập bởi Mục Vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam
Comments