Ngày nay hầu hết các biểu tượng của y khoa đều có hình con rắn quấn quanh cây gậy. Nguồn gốc của biểu tượng này bắt đầu từ đâu và có ý nghĩa như thế nào?
NGUỒN GỐC TỪ HY LẠP.
Trên thực tế, có hai biểu tượng hơi khác nhau của những con rắn cuộn quanh một cây gậy có liên quan đến nghề y. Cả hai dường như đến từ thần thoại Hy Lạp.
Có một con rắn duy nhất cuộn quanh một cây trượng, được dùng để tượng trưng cho cây trượng của vị thần chữa bệnh ngoại giáo, được gọi là Asklepios ở Hy Lạp và Aesculapius ở La Mã.
Và sau đó là biểu tượng cây quyền trượng với hai con rắn và đôi cánh. Cái này được gọi là trượng và được dùng để tượng trưng cho quyền trượng của thần đưa tin Hy Lạp Hermes, còn được gọi là Mercury. Từ đầu thế kỷ thứ 16, cây gậy Asclepius và cây gậy sứ giả caduceus của Hermes đã đuợc dùng như là dấu hiệu của nhà in, đặc biệt in sách cho dược điển (pharmacopoeia) vào thế kỷ thứ 17 và 18. Dần dần cây gậy và con rắn của Asclepius xuất hiện như một biểu hiệu riêng rẽ cho ngành y Biểu tượng này cuối cùng cũng trở nên gắn liền với y học.
Vì vậy, có vẻ như cả hai biểu tượng đều liên quan đến thần tượng ngoại giáo. Tuy nhiên, thật thú vị khi lưu ý rằng một con rắn trên gậy như một tác nhân để chữa bệnh lại có nguồn gốc từ người Do Thái cổ đại.
NGUỒN GỐC TỪ KINH THÁNH.
Có một nguồn gốc xa xưa hơn bắt nguồn từ câu chuyện được kể trong Kinh Thánh sách Dân số ký 21:4-9 “Đoạn, dân Y-sơ-ra-ên đi từ núi Hô-rơ về hướng Biển Đỏ, đặng đi vòng theo xứ Ê-đôm; giữa đường dân sự ngã lòng. Vậy, dân sự nói nghịch cùng Đức Chúa Trời và Môi-se mà rằng: Làm sao người khiến chúng tôi lên khỏi xứ Ê-díp-tô đặng chết trong đồng vắng? Vì đây không có bánh, cũng không có nước, và linh hồn chúng tôi đã ghê gớm thứ đồ ăn đạm bạc nầy.” vì dân Do Thái lằm bằm nghịch cùng Chúa mà “Đức Giê-hô-va sai con rắn lửa đến trong dân sự, cắn dân đó đến đỗi người Y-sơ-ra-ên chết rất nhiều.” bởi điều đó mà “Dân sự bèn đến cùng Môi-se mà nói rằng: Chúng tôi có phạm tội, vì đã nói nghịch Đức Giê-hô-va và người. Hãy cầu xin Đức Giê-hô-va, để Ngài khiến rắn lìa xa chúng tôi.” Kinh Thánh chép “Môi-se cầu khẩn cho dân sự. Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: Hãy làm lấy một con rắn lửa, rồi treo nó trên một cây sào. Nếu ai bị cắn và nhìn nó, thì sẽ được sống. Vậy, Môi-se làm một con rắn bằng đồng, rồi treo lên một cây sào; nếu người nào đã bị rắn cắn mà nhìn con rắn bằng đồng, thì được sống”.
Kinh Talmud cho rằng “…khi dân Y-sơ-ra-ên nhìn lên trời và hướng lòng về Đức Chúa Trời của họ, họ sẽ được chữa lành,”. Hình ảnh của con rắn bằng đồng treo lên cây gỗ cũng là lời tiên tri từ cựu ước và được thành trong tân ước khi Chúa Jesus bị treo trên thập tự giá để cho loài người được tha tội
Tuy nhiên, ngay cả khi đây có thể được cho là nguồn gốc của biểu tượng chữa bệnh hiện đại, của y khoa hay của sự tha tội thì nó cũng có thể là một sự vấp phạm nếu người ta tôn thờ nó.
BIỂU TƯỢNG NEHUSHTAN – HÌNH ẢNH SỰ THA THỨ CHỮA LÀNH TRỞ NÊN THẦN TƯỢNG.
Sau khi dân Do Thái được chữa lành khi nhìn vào con rắn bằng đồng treo lên cây gậy thì họ mang cây gậy với con rắn treo lên vào Đất Hứa. Biểu tượng này được bảo quản cẩn thận hàng trăm năm và vào thế kỷ thứ 6 TCN chính nó đã trở thành thần tượng, người ta lại thờ nó và chính biểu tượng của sự tha thứ trở nên sự vấp phạm. Chúng ta có thể đọc thấy biểu tượng này khi Ê-xê-chia trở thành vua và ông phá hủy sự thờ thần tượng trong xứ “ Năm thứ ba đời Ô-sê, con trai Ê-la, vua Y-sơ-ra-ên, thì Ê-xê-chia, con trai A-cha, vua Giu-đa, lên làm vua. Người làm điều thiện trước mặt Đức Giê-hô-va y như Đa-vít, tổ phụ người, đã làm. Người phá hủy các nơi cao, đập bể những trụ thờ, đánh hạ các A-sê-ra, và BẺ GÃY CON RẮN ĐỒNG MÀ MÔI-SE ĐÃ LÀM; bởi vì cho đến khi ấy dân Y-sơ-ra-ên xông hương cho nó. Người ta gọi hình rắn ấy là Nê-hu-tan (Nghĩa là một miếng đồng)” Ê-xê-chia 18:1-4
Đáng buồn thay, một vật phẩm được Moses sử dụng như một tác nhân để chữa lành từ Đức Chúa Trời đã được sử dụng như một thần tượng. Như bạn có thể thấy, ngay cả khi nó có thể có nguồn gốc tốt nhưng nếu biến nó thành thần tượng thì nó cũng trở nên ô uế.
Xuất 20:4 và được nhắc lại Phục 5:8 “Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình, cũng chớ làm tượng nào giống những vật trên trời cao kia, hoặc nơi đất thấp nầy, hoặc trong nước dưới đất.” là cảnh báo của Chúa “Ta là Đức Giê-hô-va: ấy là danh ta. Ta chẳng nhường sự vinh hiển ta cho một đấng nào khác, cũng không nhường sự tôn trọng ta cho những tượng chạm!” Ê-sai 42:8. Sự chữa lành không đến từ bất kỳ ai, hay bất kỳ vật dùng nào kể cả vật đó được làm nên như là hình ảnh Kinh Thánh chép. Sự chữa lành là đến từ Chúa.
Cầu mong chính Đức Chúa Trời là người chữa lành chân chính sẽ mang lại sự chữa lành về thuộc thể lẫn thuộc linh cho tất cả những ai đang cần nó!
Biên tập bởi Mục Vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam
Comments