“Lịch sử của Jerusalem cũng là lịch sử của thế giới” Đó là dòng mở đầu của sách JERUSALEM, được viết bởi nhà sử học người Anh Simon Sebag Montefiore, một cuốn sách tuyệt vời viết về lịch sử của thành phố này.
Trong phần giới thiệu, Montefiore mô tả Jerusalem là trung tâm tuyệt đối như thế nào trong lịch sử văn minh nhân loại, đặc biệt là trong lịch sử và thần học của Do Thái giáo, Cơ đốc giáo và Hồi giáo. Sử dụng các ví dụ và giai thoại, ông cho thấy, ngay từ ban đầu, Jerusalem đã là một tâm điểm của nhân loại.
Sau đó, ông đã đặt ra câu hỏi quan trọng: "Trong tất cả các nơi trên thế giới, TẠI SAO LẠI LÀ JERUSALEM?"
Câu hỏi này chính là chìa khóa để có thể hiểu về thành phố Jerusalem. Montefiore viết, “Địa điểm này cách xa các tuyến đường thương mại của bờ biển Địa Trung Hải; Jerusalem bị thiếu nước, bị nướng trong nắng mùa hè, bị gió đông làm lạnh. Những tảng đá lởm chởm của Jerusalem bị phồng rộp và nơi này không thể sống được” Nhưng.. bất chấp những bất lợi này, Jerusalem đã trở thành “TRUNG TÂM CỦA TRÁI ĐẤT”. Tại sao?
BẮT ĐẦU VỚI KINH THÁNH
Bất cứ ai, dù chỉ là một chút quen thuộc với Kinh Thánh đều biết rằng Giê-ru-sa-lem là thành phố trọng tâm của các câu chuyện trong Kinh thánh. Thành phố này được giới thiệu trong Sáng thế ký và được giới thiệu xuyên suốt qua biên niên sử của Kinh Thánh. Nhưng Kinh thánh không chỉ ghi lại những sự kiện xảy ra trong và xung quanh Jerusalem. Kinh Thánh cũng trả lời cho câu hỏi thiết yếu: TẠI SAO LẠI LÀ JERUSALEM?
VƯỜN Ê ĐEN.
Lịch sử của loài người bắt đầu từ Vườn Địa Đàng. Trong Sáng thế ký 1, Đức Chúa Trời đã tạo dựng thế giới này từ sự trống không, Chúa đã sáng tạo nên trái đất và thay đổi bộ mặt của Trái đất. Đến ngày thứ sáu, Đức Chúa Trời đã tạo dựng nên loài người. Sáng thế ký 2:8 “Đoạn, Giê-hô-va Đức Chúa Trời lập một cảnh vườn tại Ê-đen, ở về hướng Đông, và đặt người mà Ngài vừa dựng nên ở đó.” Ngài đã đặt người đàn ông đầu tiên trong khu vườn tráng lệ này, một khu vực nhỏ ở phía đông của một khu vực rộng lớn hơn nhiều được gọi là Ê-đen.
Ê-ĐEN NẰM Ở ĐÂU VÀ KHU VƯỜN NÀY TRONG Ê ĐEN NẰM Ở ĐÂU?
Kinh Thánh cho chúng ta một số lưu ý về vị trí địa lý đáng chú ý, điều này được mô tả trong Sáng thế ký 2: 10-14 “Một con sông từ Ê-đen chảy ra đặng tưới vườn; rồi từ đó chia ra làm bốn ngả. Tên ngả thứ nhứt là Bi-sôn (Pishon); ngả đó chảy quanh xứ Ha-vi-la(Havilah), là nơi có vàng. … Tên sông thứ nhì là Ghi-hôn(Gihon), chảy quanh xứ Cu-sơ(Cush). Tên sông thứ ba là Hi-đê-ke(Tigris), chảy về phía đông bờ cõi A-si-ri(Asshur). Còn sông thứ tư là sông Ơ-phơ-rát(Euphrates chảy qua Shinar).”
Sử gia Josephus đã làm sáng tỏ thêm về bốn con sông này trong tác phẩm sử thi Cổ vật của người Do Thái. Ông viết rằng Pishon gắn liền với sông Hằng, Gihon với sông Nile. Tigris và Euphrates vẫn giữ tên ban đầu của họ ngày nay.
Trước đó người ta nghĩ rằng vùng đất Ê-đen là toàn bộ vùng ven biển ở phía đông của Biển Địa Trung Hải - khu vực chung quanh Jerusalem. Ghi chép trong Kinh thánh cho thấy rằng vùng đất Eden rộng lớn hơn là nơi mà ngày nay chúng ta nghĩ. Nó có thể bao gồm khu vực Biển Đỏ ở phía nam, đến thành phố cảng và vịnh Aden được đặt tên nổi tiếng (một địa điểm truyền thống lâu đời như lịch sử nhân loại).
CÓ THỂ TẠI KHU VƯỜN ĐỊA ĐÀNG NÀY, NƠI ĐỨC CHÚA TRỜI ĐẶT A-ĐAM VÀ Ê-VA Ở ĐÓ, NẰM CHÍNH XÁC NƠI CÓ JERUSALEM NGÀY NAY.
Sáng thế ký 2 chỉ ra rõ ràng rằng khu vườn đã tồn tại vào thời điểm bắt đầu mùa xuân Gihon (Ghi-hôn). Hình ảnh trong Kinh thánh cho thấy Trái đất vào thời kỳ này là một thiên đường. Vườn Ê-đen với khí hậu ôn hòa, với bốn nhánh sông rộng, hiền hòa chảy về phía đông ra biển. Những thay đổi về địa chất, đặc biệt là do trận lụt trong Kinh thánh, đã làm thay đổi các dòng chảy. Do đó, các con sông ngày nay có các nguồn riêng biệt và chảy theo các hướng khác nhau.
Sáng thế ký 2:10 “Một con sông từ Ê-đen chảy ra đặng tưới vườn; rồi từ đó chia ra làm bốn ngả.” Điều này cho thấy rằng Vườn Địa Đàng có lẽ là điểm cao nhất trên đất. Jerusalem hiện nay không phải là điểm cao nhất nhưng nếu so với các vùng khác đặc biệt là biển chết thì từ Jerusalem xuống đến đó khoảng 800m vì biển chết nằm sâu dưới mực nước biển. Tuy nhiên, Kinh Thánh tiết lộ rằng khi Đấng Mê-si đến, một trận động đất lớn sẽ nâng thành Giê-ru-sa-lem lên — và mở ra các dòng sông có nước sống (Xa-cha-ri 14: 8-10). Một con sông lớn sẽ chảy về phía đông từ cửa đền thờ của Đức Chúa Trời vào Biển Chết (Ê-xê-chi-ên 47). Một khi vùng biển này đầy nước sống, nó sẽ tràn ra và các dòng suối sẽ chảy qua khu vực xung quanh.
Kinh Thánh nhiều lần gọi Jerusalem là “núi thánh” của Đức Chúa Trời (Ê-sai 11: 9; Giô-ên 3:17, v.v.). Ê-xê-chi-ên 28: 13-14 đã sử dụng cùng một ngôn ngữ liên quan đến Vườn Ê-đen: “Ngươi vốn ở trong Ê-đen, là vườn của Đức Chúa Trời(c13). … ta đã lập ngươi lên trên hòn núi thánh của Đức Chúa Trời(c14) …. ” Có thể là vì hai nơi này là một và giống nhau - Giê-ru-sa-lem và Vườn Ê-đen ở trên “núi thánh” của Đức Chúa Trời?
Sáng thế ký 3: 23-24 cho thấy sau khi A-đam và Ê-va ăn cây cấm, Đức Chúa Trời đã đuổi họ ra khỏi Vườn Địa đàng. Sau đó, ông đặt một thiên thần với một thanh gươm rực lửa "ở phía đông của vườn Địa đàng," cho thấy rằng Adam và gia đình của ông đã định cư ở lãnh thổ phía đông của Vườn Địa đàng.
Bằng chứng thêm về nơi ở của A-đam được chép trong Giô-suê 3:16, Kinh Thánh ghi lại rằng khi con cái Y-sơ-ra-ên băng qua sông Giô-đanh để vào Đất Hứa khoảng 2.500 năm sau, đã nhắc đến một nơi tên là “… thành A-đam, là thành ở bên cạnh Xát-than (Zarethan);”. Thành phố này nằm trong khu vực “biển Arabah, hay là Biển Muối”, một ám chỉ rõ ràng về Biển Chết. Điều này xác nhận thêm rằng Adam và Eve định cư trên vùng đất phía đông của khu vườn.
Gần đây, các nhà khảo cổ học đã chứng minh được liên kết giữa di chỉ Tel ed-Damiyeh một di tích cổ gần sông Jabbok, với “thành phố của Adam”. Tại đó có Cầu Damia hay còn gọi là Cầu Adam, một cây cầu cổ bắc qua sông Jordan.
Tất cả những điều này đều làm sáng tỏ rằng A-đam và Ê-va định cư trên lãnh thổ tiếp giáp với phía đông của Vườn Địa đàng, trong khu vực ngày nay chúng ta gọi là Thung lũng Jordan. Nhìn vào vị trí đó trên bản đồ (hình dưới) sẽ thấy rõ nơi A-đam định cư nằm ở phía đông của Je-ru-sa-lem ngày nay.
THÀNH PHỐ GIÊ-RU-SA-LEM ĐƯỢC ĐẶT Ở NƠI MÀ CHÚA ĐÃ TẠO DỰNG NÊN LOÀI NGƯỜI, VỀ PHÍA ĐÔNG LÀ NƠI A-ĐAM VÀ Ê VA ĐỊNH CƯ. XA HƠN NỮA LÀ NƠI CA-IN SINH SỐNG.
Xét về tầm quan trọng của Giê-ru-sa-lem đối với Đức Chúa Trời và vai trò trung tâm của nó trong kế hoạch tổng thể của Đức Chúa Trời cả về mặt lịch sử và tương lai, thì có hợp lý không khi nghĩ rằng Đức Chúa Trời sẽ thiết lập thành phố Je-ru-sa-lem ở chính nơi mà Ngài đã tạo ra loài người?
Đối với Kinh Midrash của Do Thái Giáo về thành phố Jerusalem thì đất ở đó chính là đất mà Chúa dùng để tạo nên A-đam, Jerusalem cũng là nơi mà A-đam và Ê-va được tạo dựng.
Khi con trai của A-đam là Cain sát hại em trai mình là A-bên, Đức Chúa Trời đã trục xuất anh ta khỏi đất của mẹ và cha anh. “Ca-in bèn lui ra khỏi mặt Đức Giê-hô-va, và ở tại xứ Nốt(Nod), về phía đông của Ê-đen.” (Sáng thế ký 4:16). Chúng ta không biết biên giới chính xác của vùng đất Nod, nhưng câu Kinh Thánh này cho thấy rõ ràng rằng nó nằm xa hơn về phía đông của vùng Thung lũng Jordan, nơi Adam và Eve đã định cư. "Land of Nod" có nghĩa là "vùng đất của sự lang thang", một mô tả phù hợp về sa mạc cằn cỗi của Ả Rập và đúng như câu nói của Ca-in “Nầy, ngày nay, Chúa đã đuổi tôi ra khỏi đất nầy, tôi sẽ lánh mặt Chúa, sẽ đi lưu lạc trốn tránh trên đất;” Sáng thế ký 4:14.
Câu 17 nói rằng sau khi đến xứ Nod, Cain và con cháu của ông đã xây dựng thành phố đầu tiên, gọi là Hê-nóc. Ngày nay Enoch với Eridu, một địa điểm khảo cổ ở miền nam Lưỡng Hà và là một trong những thành phố lâu đời nhất thế giới. Hê-nóc cũng đã gắn với Ba-by-lôn và ở trong cùng một khu vực chung. Cả Kinh thánh cũng như các ghi chép cổ của người Sumer và Babylon đều xác định rõ ràng Babylon là trung tâm của các triều đại nổi loạn và là trung tâm của ngoại giáo.
Sáng thế ký 10,11 và Kinh Tamud của người Do Thái ghi lại rằng Nimrod chính là kẻ nổi loạn, là bạo chúa đã xây dựng tháp Babel, nằm chính tại Babylon. Cũng khá hợp lý khi nghĩ rằng Nimrod sẽ thành lập trung tâm chính của mình ở cùng một khu vực - và có lẽ là xây dựng lại thành phố - của ông tổ Cain, kẻ nổi loạn và bạo chúa ban đầu?
VUA MÊN-CHI-XÊ-ĐÉC – VUA CỦA SA LEM HAY JERUSALEM NGÀY NAY
Khoảng 2.000 năm sau thời Ca-in, Đức Chúa Trời thành lập quốc gia do Ngài chọn qua một người tên là Áp-ram. Sáng thế ký 12: 1 chép về việc Đức Chúa Trời nói với Áp-ram rằng, " Vả, Đức Giê-hô-va có phán cùng Áp-ram rằng: Ngươi hãy ra khỏi quê hương, vòng bà con và nhà cha ngươi, mà đi đến xứ ta sẽ chỉ cho.” Lúc đó Áp-ram đang sống tại thành phố U-rơ ở Ba-by-lôn, trong cùng một khu vực mà Ca-in và Nimrod trước đây đã sống. Lịch sử ghi lại đây là khu vực tràn ngập sự thờ hình tượng. Đức Chúa Trời bảo Áp-ram rời đi và chuyển đến một vùng đất mà Ngài đã chọn. “Rồi, Áp-ram đi, theo như lời Đức Giê-hô-va đã phán dạy;” Sáng 12:4.
KHI ÁP-RAM RỜI CHA-RAN VÀ ĐẾN CA-NA-AN, ÔNG ĐÃ ĐẢO NGƯỢC LẠI HÀNH TRÌNH CỦA A-ĐAM VÀ CA-IN. Bởi sự không vâng lời, sự nổi loạn mà A-đam và Ca-in đã bị đuổi ra xa về phía đông của vườn Ê-đen. Áp-ram bởi sự vâng lời đã theo lời Chúa đi về phía tây từ Ba-by-lôn để trở về vườn Ê-đen là nơi có thành phố Jerusalem bây giờ.
Sau khi Áp-ram vâng lời Đức Chúa Trời và trở lại Ca-na-an, Đức Chúa Trời đã đưa ra lời hứa tuyệt vời này: “ TA SẼ BAN CHO DÒNG DÕI NGƯƠI ĐẤT NÀY ” (Sáng thế ký 12:7). ĐÂY CHÍNH LÀ LỜI HÚA CỦA CHÚA và đó chính là những gì làm cho vùng đất này, Canaan, TRỞ NÊN “ĐẤT HỨA”
Chính đây là vùng đất mà sau này Đức Chúa Trời ban cho quốc gia Y-sơ-ra-ên, gồm các con cháu của chi phái của Y-sơ-ra-ên. Vùng đất này rõ ràng là rất đặc biệt đối với Chúa. Tại sao nó lại đặc biệt? Không hợp lý sao khi Vườn Địa Đàng, nơi Chúa đầu tiên tạo ra con người, lại nằm trong cùng khu vực này?
Áp-ram chuyển đến Ca-na-an khoảng năm 1900 BCE; thời điểm đó cũng là lúc Đức Chúa Trời đưa ra lời hứa lịch sử này đối với Áp-ram. Các cuộc khai quật khảo cổ và các tài liệu cổ ngày nay xác nhận rằng vùng đất Canaan vào thời điểm 1900 BCE đã là nơi tọa lạc của một số thành phố quan trọng, bao gồm cả Jerusalem.
Sáng thế ký 14 mô tả cuộc gặp gỡ của Áp-ram với “Mên-chi-xê-đéc, vua Sa-lem,” Vị vua vĩ đại này là ai? Các câu từ 1 đến 17 mô tả những chiến thắng quân sự vĩ đại của Áp-ram trước bốn vị vua hùng mạnh của A-si-ri. Các câu trong Sáng thế ký 14: 18-20 ghi lại rằng sau những chiến thắng này, “Mên-chi-xê-đéc, vua Sa-lem, sai đem bánh và rượu ra. Vả, vua nầy là thầy tế lễ của Đức Chúa Trời Chí Cao, chúc phước cho Áp-ram và nói rằng: Nguyện Đức Chúa Trời Chí Cao, là Đấng dựng nên trời và đất, ban phước cho Áp-ram! Đáng ngợi khen thay Đức Chúa Trời Chí Cao đã phó kẻ thù nghịch vào tay ngươi! Đoạn, Áp-ram lấy một phần mười về cả của giặc mà dâng cho vua đó.”
Áp-ram và Mên-chi-xê-đéc rõ ràng có mối quan hệ thân thiết. Mên-chi-xê-đéc có tình cảm vô cùng đối với Áp-ram. Áp-ram sau này được Đức Chúa Trời đổi tên là Áp-ra-ham, đã dâng phần mười cho “vua của Salem” này! Điều này có nghĩa Mên-chi-xê-đéc không chỉ là vua, ông còn là “thầy tế lễ của Đức Chúa Trời Tối Cao.” Mên-chi-xê-đéc này được gọi là "vua của Salem." “Salem” được dịch là “hòa bình” và “sự trọn vẹn”.
Thành phố Salem cuối cùng được gọi là Jeru-SALEM. Trong Kinh thánh, Salem đồng nghĩa với các thuật ngữ Zion, City of David, Jebus, Moriah và Jerusalem. Như trong Thi thiên 76: 3 có chép, “Đền tạm Ngài ở Sa-lem, Và nơi ở Ngài tại Si-ôn.” Kinh sách của người Do Thái chỉ ra rằng Mên -chi-xê- đéc chính là người đã thành lập nên thành phố Giê-ru-sa-lem!
MÊN-CHI-XÊ-ĐÉC CHÍNH XÁC LÀ AI?
Theo như hồ sơ của người Do Thái cổ đại bao gồm cả những cuộn biển chết đều cho thấy người Do Thái ở thế kỷ thứ hai và thứ nhất TCN tin rằng Mên-chi-xê-đéc chính là Đấng Thiêng Liêng. Nhiều người Do Thái gọi Mên-chi-xê-đéc bằng các thuật ngữ tiếng Do Thái riêng mà các thuật ngữ này được dùng tương tự để mô tả Đức Chúa Trời. Người Do Thái tin rằng ngày nào đó Mên-chi-xê-đéc sẽ chuộc tội cho dân Do Thái và phán xét dân Do Thái. Niềm tin ban đầu của người Do Thái phù hợp với những gì Sứ Đồ Phao Lô trong Hê-bơ-rơ 7:1-3 “Vả, Mên-chi-xê-đéc đó là vua của Sa-lem, thầy tế lễ của Đức Chúa Trời rất cao, đã đi rước Áp-ra-ham và chúc phước cho, trong khi người thắng trận các vua trở về; 2 Áp-ra-ham đã lấy một phần mười về mọi của cải mình mà dâng cho vua;theo nghĩa đen tên vua ấy, trước hết là vua sự công bình, lại là vua của Sa-lem nữa, nghĩa là vua bình an; người không cha, không mẹ, không gia phổ;không có ngày đầu mới sanh, cũng không có ngày rốt qua đời, như vậy là giống Con Đức Chúa Trời, Mên-chi-xê-đéc nầy làm thầy tế lễ đời đời vô cùng.”
Bởi điều này mà Mên-chi-xê-đéc, thầy tế lễ đời đời này thành lập Jerusalem mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng, điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của thành phố đối với Đức Chúa Trời.
THÀNH PHỐ GIÊ-RUSALEM ĐƯỢC XÂY DỰNG TRÊN NÚI MÔ-RI-A – ĐỀN THỜ THÁNH ĐƯỢC DỰNG NƠI ÁP-RA-HAM DÂNG Y SÁC.
Áp-ram được đổi tên là Áp-ra-ham có nghĩa là cha của nhiều dân tộc, ông khao khát có con trai nhưng trong nhiều thập kỷ, Áp-ra-ham không có con. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã hứa với ông rằng sẽ ban cho ông một đứa con trai và qua đứa con trai Ngài sẽ ban cho Áp-ra-ham con cháu dòng dõi đông như sao trên trời, như cát dưới đất (Sáng thế ký 15: 1-5). Áp-ra-ham đã đợi người con của lời hứa này 25 năm và được 100 tuổi khi Y-sác được sinh ra.
Khi ông sinh được Y-sác, Đức Chúa Trời đã thử đức tin của Áp-ra-ham, một thử thách khó khăn nhất trong đời ông — một thử nghiệm không giống bất kỳ thử thách nào mà Ngài dành cho bất kỳ người nào khác. Thử thách đức tin này xảy ra ở vùng Jerusalem.
Sáng thế ký 22: 1-2 viết, “Khi mọi việc kia đã xong, thì Đức Chúa Trời thử Áp-ra-ham; Ngài phán rằng: Hỡi Áp-ra-ham! Người thưa rằng: Có tôi đây. Đức Chúa Trời phán rằng: Hãy bắt đứa con một ngươi yêu dấu, là Y-sác, và đi đến XỨ MÔ-RI-A, nơi đó dâng đứa con làm của lễ thiêu ở trên một hòn núi kia mà ta sẽ chỉ cho. ”
Vùng đất hay xứ Mô-ri-a bao gồm Giê-ru-sa-lem và đó cũng là nơi Sa-lô-môn xây dựng đền thờ cho Chúa. Đền thời ở tại Giê-ru-sa-lem như trong IISử ký 3: 1 có chép “Sa-lô-môn khởi cất đền Đức Giê-hô-va tại Giê-ru-sa-lem, TRÊN NÚI MÔ-RI-A, là nơi Đức Giê-hô-va đã hiện ra cùng Đa-vít, cha người, tại trên chỗ mà Đa-vít đã dọn, tức là trong sân đạp lúa của Ọt-nan, người Giê-bu-sít.”.
Sáng thế ký 22: 10-12 cho thấy Áp-ra-ham, trong một hành động đức tin cao cả, ông đã chuẩn bị để hy sinh con trai mình — nhưng Đức Chúa Trời đã ngăn ông lại đúng lúc. Đức Chúa Trời biết rằng Áp-ra-ham sẽ không giữ gì với Ngài. Đây không phải là một hành động vâng lời đơn thuần nhưng đây chính là hành động của đức tin của Áp-ra-ham. Điều này đã ngay xung quanh Jerusalem, thành phố đặc biệt của Chúa.
CHÚA LẬP QUỐC GIA YSORAEN – DÂN TỘC THUỘC VỀ NGÀI.
Chúa đã dẫn dắt Áp-ra-ham và các con cháu của ông về xứ Ca-na-an (Sáng thế ký 12: 5, 7) Chúa cũng đã hứa ban vùng đất này cho ông và dòng dõi ông. Lời hứa này cũng được chuyển xuống qua Y-sác, rồi Gia-cốp. Vào khoảng thế kỷ 17 TCN , Gia cốp và gia đình lớn của ông bị buộc phải di chuyển đến Ai Cập, nơi con trai ông Giô-sép là quan tể tướng ở đó. Dân Y-sơ-ra-ên sống ở Gô-sen, vùng kén chọn nhất ở Ai Cập, được người Ai Cập ủng hộ và phát triển thịnh vượng.
Sau khi Giô-sép chết, một vị vua mới xuất hiện ở Ai Cập “không biết Giô-sép” (Xuất Ê-díp-tô Ký 1: 8). Ông lo lắng về quyền lực đang trỗi dậy của dân Y-sơ-ra-ên và càng khinh thường họ. Trong nhiều năm, dân Y-sơ-ra-ên nhận được sự đối xử vô cùng khắc nghiệt từ người Ai Cập. Đức Chúa Trời nghe thấy tiếng kêu đau khổ của họ và hứa sẽ dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên trở lại vùng đất mà Ngài đã hứa với Áp-ra-ham— TRỞ LẠI VÙNG ĐẤT GIÊ-RU-SA-LEM.
CHÚA DỰNG ĐỀN TẠM VÀ ĐƯỢC THAY THẾ BẰNG ĐỀN THỜ THỨ NHẤT NGAY CHÍNH TẠI JERUSALEM – NƠI Y SÁC ĐƯỢC DÂNG LÊN.
Khi dân tộc Do Thái bị nô lệ ở Ai-cập, Chúa có một chương trình giải cứu họ như là lời tiên tri cho chương trình giải cứu cả nhân loại ra khỏi tội lỗi sau này. Chính Đức Chúa Trời đã nuôi dưỡng một người có đức tính kính sợ Đức Chúa Trời và tuân theo mệnh lệnh của Ngài: Môi-se.
Dưới sự lãnh đạo của Môi-se, Đức Chúa Trời đã giải phóng dân Y-sơ-ra-ên khỏi ách nô lệ ở Ai Cập.Môi se nhờ sức Chúa đã đưa dân tộc Do Thái qua Biển Đỏ và dẫn họ đến núi Sinai thông qua một loạt các phép lạ kỳ diệu. Tại Sinai, Đức Chúa Trời đã ban cho dân Y-sơ-ra-ên một món quà vô song: luật pháp của Ngài (Xuất Ê-díp-tô Ký 20). Đây là một dạng chi tiết, được hệ thống hóa của luật tâm linh của Đức Chúa Trời, đã tồn tại ngay cả trước khi con người được tạo ra. Hệ thống luật pháp do Đức Chúa Trời ban tặng này đã phân biệt Israel với mọi quốc gia khác trên Trái đất.
Đức Chúa Trời cũng ban cho Môi-se kế hoạch chi tiết về việc xây dựng đền tạm (Xuất Ê-díp-tô Ký 25-30). Trung tâm của căn lều thiêng liêng này là hòm giao ước, được che bởi ghế thương xót, tượng trưng cho chính ngai vàng của Đức Chúa Trời. Dân Y-sơ-ra-ên đã xây dựng một đền tạm ấn tượng, có thể di chuyển được, đây là nơi Đức Chúa Trời ngự xuống và ban lời cho dân Do Thái qua Môi-se (Xuất Ê-díp-tô Ký 35-40). Đền tạm này sau đó sẽ được thay thế bằng một đền thờ vĩ đại tại trụ sở chính ở Jerusalem.
DÂN TỘC DO THÁI BƯỚC VÀO KẾ THỪA ĐẤT HỨA TRONG ĐÓ CÓ VÙNG ĐẤT GIÊ-RU-SA-LEM.
Trước khi Ngài đưa Y-sơ-ra-ên đến Đất Hứa, Đức Chúa Trời đã dẫn dắt cho Môi-se gửi các thám tử vào xứ để xem trước cơ nghiệp kỳ diệu mà Ngài ban cho họ (Dân số ký 13). Tuy nhiên, tất cả thám tử đã mang về cho mọi người những tin tức tiêu cực làmcho mọi người trở nên sợ hãi trừ ra hai thám tử là Giô-suê và Calep. Họ không tin tưởng Đức Chúa Trời giao đất cho họ bởi điều đó mà thế hệ dân Y-sơ-ra-ên đó đã kết thúc bằng việc lang thang trong đồng vắng trong 40 năm (Dân số 14).
Sau khi thế hệ Y-sơ-ra-ên bội nghịch đó qua đời, thế hệ tiếp theo vào Đất Hứa dưới quyền của Giô-suê. Với dẫn dắt của Chúa, họ đã băng qua sông Jordan, đi đến chiến thắng tại thành Giêricô với phép lạ vĩ đại, tiếp theo đó Chúa đã đưa họ chiếm lấy xứ và định cư ở Ca-na-an. Vùng đất thịnh vượng, chảy đầy sữa và mật này, là đất của tổ phụ Áp-ra-ham. Ngày nay, có rất nhiều bằng chứng khảo cổ học xác nhận ghi chép trong Kinh thánh về Giêricô, bao gồm cả sự phá hủy kỳ diệu của nó bởi Đức Chúa Trời — bằng chứng cho thấy các bức tường đã thực sự “sụp đổ”.
Trong thời kỳ của các quan xét, Jerusalem được gọi là Jebus “Giê-bu, tức là Giê-ru-sa-lem,” (Giô-suê 18:28; Các Quan xét 19:10). Mặc dù thành phố là cơ nghiệp của các bộ tộc Judah và Benjamin, Jebus vẫn là nơi sinh sống của người Jebusites, một dân tộc Canaan có nguồn gốc từ Ham. Thành phố được củng cố rất tốt, và những người Jebusite tự tin rằng nó không thể bị chinh phục.
GIÊ-RU-SA-LEM TRONG THỜI VUA ĐA VÍT – VUA VĨ ĐẠI NHẤT TRONG LỊCH SỬ DO THÁI.
Vào khoảng năm 1000 BCE, Vua Đa Vít lên ngôi vào năm 30 tuổi, đây là vị Vua vĩ đại nhất của Y-sơ-ra-ên, Đa-vít. Bắt đầu làm vua tại Hếp-rôn, nơi cách 20 dặm về phía tây nam của Jerusalem, phần đất thuộc về chi phái Giu-đa. Đa-vít làm Vua trong 7 năm tại Hếp-rôn nhưng vua David muốn kiểm soát Jebus. Đa-vít biết rõ đây là thành phố đặc biệt của Chúa; ông đã biết về lịch sử huy hoàng của nó với Áp-ra-ham và Mên-chi-xê-đéc. Ngay sau khi lên ngôi vua cai quản các bộ tộc phía bắc của Israel, thống nhất quốc gia, ông bắt đầu chinh phục Jebus. Những sự kiện này được ghi lại trong II Sa-mu-ên 5 và I Sử ký 11.
II Sa-mu-ên 5: 6 ghi lại cảnh người Giê-bu-sít chế nhạo Đa vít vua Y-sơ-ra-ên, rằng “Ngươi chớ vào đây: những kẻ đui và què, đủ mà xô đuổi người đi! nghĩa là muốn nói: Đa-vít sẽ không vào đây được” Bởi vậy Đa vít mới nói với quân đội của mình rằng: “Trong ngày đó, Đa-vít nói rằng: Phàm người nào đánh dân Giê-bu-sít, nhào xuống khe kẻ què và kẻ đui chúng nó, tức những kẻ cừu địch của Đa-vít, (sẽ được làm đầu mục và quan trưởng).” II Sa mu ên 5:8” Vậy, Giô-áp, con trai Xê-ru-gia, đi lên đánh trước hết, nên được làm quan trưởng” I Sử ký 11:6 ông đã vào thành phố bằng các đường hầm dưới lòng đất dùng để lấy nước và chiếm lấy thành phố.
“Nhưng Đa-vít hãm lấy đồn Si-ôn: ấy là thành Đa-vít… Đa-vít ở trong đồn, đặt tên là thành Đa-vít; người xây vách tứ vi từ Mi-lô trở về trong. 10 Đa-vít càng ngày càng cường thạnh, và Giê-hô-va là Đức Chúa Trời vạn quân ở cùng người.”(II Sa mu ên 5:7, 9-10). Cuộc chinh phục Jerusalem của vua David đánh dấu sự khởi đầu của một thời kỳ vàng son trong lịch sử Israel, cả nước thống nhất dưới một vị vua tin kính, yêu mến Chúa với Jerusalem là thủ đô.
DƯỚI THỜI VUA ĐA VÍT, GIÊ-RU-SA-LEM MỘT LẦN NỮA TRỞ THÀNH TRUNG TÂM CỦA CÔNG VIỆC ĐỨC CHÚA TRỜI TRÊN ĐẤT! Lịch sử của thành phố này từ thời Vua David trở đi cũng được ghi lại đầy đủ, không chỉ trong Kinh thánh mà còn trong các ghi chép lịch sử thế tục và được tìm thấy với nhiều bằng chứng khảo cổ.
ĐỀN THỜ THỨ NHẤT ĐƯỢC XÂY DỰNG Ở NƠI ĐẶC BIỆT.
Một thời gian sau khi Đa-vít nắm quyền kiểm soát Giê-ru-sa-lem, ông được truyền cảm hứng để xây dựng một ngôi nhà lâu dài cho hòm giao ước Chúa (2 Sa-mu-ên 7). Đức Chúa Trời hài lòng với việc Đa-vít muốn xây dựng đền thờ, nhưng Ngài không muốn Đa-vít xây dựng công trình. Vì vậy, Đức Chúa Trời bảo ông chỉ lập kế hoạch và chuẩn bị cho việc xây dựng đền thờ. Đa vít đã nắm lấy cơ hội bằng cả trái tim mình!
I Sử-ký 22: 5 nói rằng từ khi nhận được sự chỉ dẫn này, Đa-vít đã “ chuẩn bị đầy đủ ”! “ta đã chịu hoạn nạn mà sắm sửa cho đền của Đức Giê-hô-va mười vạn ta lâng vàng, một trăm vạn ta lâng bạc; còn đồng và sắt thì không thể cân được,” (II Sử ký 22:14). Trong những năm cuối của triều đại của mình, Vua Đa-vít đã dành hết sức lực của mình để chuẩn bị cho việc xây dựng đền thờ ở Giê-ru-sa-lem.
Tại sao Đa-vít muốn xây nhà của Đức Chúa Trời ở Giê-ru-sa-lem? “ Hãy xem ta ngự trong cái cung bằng bá hương, còn hòm của Đức Chúa Trời lại ở dưới màn trướng.” (2 Sa-mu-ên 7: 2) Đa-vít cảm thấy phiền lòng và ông muốn xây cho Đức Chúa Trời một ngôi nhà thật ấn tượng để nó nổi tiếng khắp thế giới — để làm vinh hiển danh Đức Chúa Trời mãi mãi! Đa-vít đã khao khát để xây dựng ngôi đền ở Jerusalem trở thành trung tâm thờ phượng của cả quốc gia . Đó là lý do tại sao ông rất vui mừng được xây dựng nhà của Đức Chúa Trời. Mọi thứ ở Israel sẽ xoay quanh Jerusalem và đền thờ!
Về cuối đời,I Sử ký 21 ghi lại rằng ma quỷ, người biết về những kế hoạch cao cả của Đức Chúa Trời dành cho Đa-vít, đã thuyết phục ông thực hiện một cuộc điều tra dân số. Đức Chúa Trời đã khó chịu trước hành động thiếu đức tin này và tai vạ đã đến với quốc gia này. Bảy mươi nghìn người đã chết do tội lỗi của Đa-vít trong II Sa-mu-ên 24:15.
Khi Đa-vít ăn năn, Đức Chúa Trời đã gửi cho Tiên tri Gát một thông điệp cho anh ta: “Hãy đi lên, lập một bàn thờ cho Đức Giê-hô-va tại nơi sân đạp lúa của A-rau-na, người Giê-bu-sít. ” II Sa-mu-ên 24:18. Nhà vua đến thăm người đàn ông này và đề nghị mua đất của anh ta. Nhưng người đàn ông Jebusite này đề nghị chỉ đơn giản là dâng nó cho vua của mình (các câu 20-23). Đa-vít đòi trả tiền cho nó (câu 24) vì ông muốn lễ vật phải giá trị và dành cho Chúa. Sau khi mua được đất, Vua Đa-vít dựng một bàn thờ ở đó và dâng lễ vật cho Đức Chúa Trời.
Ngay tại vị trí của đền thờ này, chính xác nó là nơi thánh của nơi thánh trong đền thờ mà Solomon sẽ xây dựng .
DỰNG NÊN ĐỀN THỜ - ĐỀN THỜ TRONG TƯƠNG LAI TẠI NƠI CHÚA LÀM VIỆC VỚI CON NGƯỜI NGAY TỪ LÚC KHỞI ĐẦU THẾ GIỚI.
Sự khởi đầu của triều đại Sa-lô-môn với tư cách là vua Y-sơ-ra-ên thực sự rất hoành tráng (II Sử-ký 1: 1). Sa-lô-môn có thái độ khiêm tốn trước mặt Đức Chúa Trời, và điều đó khiến Đức Chúa Trời dễ dàng dùng ông. TÊN SA-LÔ-MÔN XUẤT PHÁT TỪ CHỮ SALOM TRONG TIẾNG DO THÁI, có nghĩa là hòa bình. Từ Salem và Solomon có chung một gốc: shalam, nghĩa là hòa bình, trọn vẹn.
Vua Solomon đã dùng 200.000 công nhân lao động lành nghề nhất đang có trong thời điểm đó để xây dựng nên cấu trúc tráng lệ nhất từng có trên Trái đất. Đức Chúa Trời phán với Sa-lô-môn, “..sẽ cất một cái đền cho danh ta…”I Sử-ký 22:10. Đền thờ của Sa-lô-môn ở Giê-ru-sa-lem là đền thờ của Đức Chúa Trời!
Khi ngôi đền được xây dựng xong, Sa-lô-môn mang hòm giao ước đến trong sự trang nghiêm, bao gồm một dàn nhạc khổng lồ với 120 thầy tế lễ thổi kèn! II Sử-ký 5:12. Đức Chúa Trời vui lòng đến nỗi “Xảy khi kẻ thổi kèn và kẻ ca hát đồng thinh hòa nhau như một người, mà khen ngợi cảm tạ Đức Giê-hô-va, và khi họ trổi tiếng kèn, chập chỏa, nhạc khí lên khen ngợi Đức Giê-hô-va, rằng: Ngài từ thiện, lòng thương xót Ngài hằng có đời đời, thì đền của Đức Giê-hô-va bị mây lấp đầy; đến đỗi những thầy tế lễ vì mây không thể đứng đó hầu việc được, vì sự vinh hiển của Đức Giê-hô-va đầy lấp đền của Đức Chúa Trời.” (II Sử ký 5:13-14). Sau tất cả những điều đó, Vua Sa-lô-môn đứng dậy và nói: “ Bấy giờ, Sa-lô-môn nói rằng: Đức Giê-hô-va đã phán rằng Ngài sẽ ngự trong nơi tối thẳm. Nhưng tôi đã cất một cái đền cho Chúa trú ngụ, một nơi cho Chúa ở đời đời. ”II Sử ký 6: 1-2.
Sa-lô-môn nhắc lại cho dân chúng những gì Đức Chúa Trời đã nói với cha ông là Đa-vít: “Từ ngày ta đem dân ta ra khỏi xứ Ê-díp-tô, ta chưa chọn một thành nào trong các chi phái Y-sơ-ra-ên đặng cất một cái đền, để đặt danh ta tại đó, và ta cũng chẳng chọn người nào làm vua chúa trên dân Y-sơ-ra-ên ta; NHƯNG TA ĐÃ CHỌN GIÊ-RU-SA-LEM, để đặt danh ta tại đó, và chọn Đa-vít đặng cai trị dân Y-sơ-ra-ên ta.”II Sử ký 6:5-6.
Khi Vua Sa-lô-môn nói với dân sự của mình rằng Đức Chúa Trời đã chọn Giê-ru-sa-lem, ông đang nói đến quá khứ, hiện tại và tương lai ! Vua Sa-lô-môn chắc chắn biết về lịch sử của Giê-ru-sa-lem cùng với Áp-ra-ham và Mên-chi-xê-đéc. Có lẽ ông cũng biết rằng Jerusalem nằm trong cùng một vùng với Vườn Địa Đàng.
Theo như các sách Châm ngôn và sách Truyền đạo, thì rõ ràng là Vua Solomon - giống như tổ phụ David, Áp-ra-ham và tất cả các nhà tiên tri Do Thái - đã hiểu kế hoạch tương lai của Đức Chúa Trời cho Giê-ru-sa-lem. Ông hiểu rằng đền thờ mà ông xây dựng cho Đức Chúa Trời chỉ là một kiểu đền thờ trong tương lai, theo như những gì người Do Thái tin thì đền thờ thứ ba sẽ được dựng lên khi Đấng Mê-si đến.
Giống như ngôi đền thứ nhất và thứ hai, ngôi đền thứ ba sẽ được xây dựng tại Jerusalem. Điều này được các nhà tiên tri, kể cả Ê-sai, Giê-rê-mi và Ê-xê-chi-ên làm rõ. Đền thờ sắp tới này được mô tả trong Ê-xê-chi-ên chương 40 đến 48. “Trong các sự hiện thấy của Đức Chúa Trời, Ngài đem ta vào đất Y-sơ-ra-ên, và đặt ta trên một hòn núi rất cao, trên núi đó, về phía nam, dường như có sự xây cất một thành.”(Ê-xê-chi-ên 40: 2).
Theo nhiều cách, đây có lẽ là bằng chứng mạnh mẽ nhất cho thấy Jerusalem ngày nay nằm trên vùng đất từng là một phần của Vườn Địa đàng. Chúa làm mọi thứ với mục đích tuyệt vời và logic. Ngài đã thiết kế, lên kế hoạch tỉ mỉ, và Ngài thực hiện mọi thứ theo một cách hoàn hảo nhất. Điều hoàn toàn có ý nghĩa là khi Đấng Mê-si đến, Ngài sẽ thiết lập trụ sở chính của Ngài, đền thờ thứ ba, tại chính nơi mà Đức Chúa Trời đã làm việc với con người ngay từ thuở ban đầu!
Biên tập bởi Mục Vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam.
コメント