Theo Kinh Thánh và truyền thống Do Thái thì ngày 23 tháng Sivan năm 5782 chính là ngày mà Giê-rô-bô-am, vị vua đầu tiên của vương quốc phía bắc đã thiết lập sự thờ phượng trái lẽ nhằm ngăn chặn dân Israel đi đến Jerusalem để thờ phượng Chúa vào năm 797 BC.
Sau khi Vua Sa-lô-môn qua đời vào năm 797 BC, mười trong số mười hai chi tộc của Y-sơ-ra-ên, do Giê-rô-bô-am con trai Nê-bát thuộc chi phái Ép-ra-im lãnh đạo, đã nổi dậy chống lại con trai và người thừa kế của Sa-lô-môn, Rô-bô-am. Đất Thánh chia thành hai vương quốc: “Vương quốc Y-sơ-ra-ên” ở phía bắc, với Giê-rô-bô-am làm vua và thành Sa-ma-ri làm thủ đô; và “Vương quốc Giu-đa” phía nam với thủ đô là Jerusalem, nơi Rô-bô-am cai trị hai chi phái (Giu-đa và Bên-gia-min) vẫn trung thành với hoàng tộc Đa-vít. Điều này là sự trừng phạt đã được báo trước bởi Sa-lô-môn con trai Đa-vít bởi ông khi về già đã trở lòng thờ phượng thần tượng ( I Các vua 11 ).
Khi đất nước bị chia ra làm đôi, khi đó trung tâm tâm linh của vùng đất vẫn là Jerusalem, nơi có Đền Thánh do Sa-lô-môn xây dựng, và là nơi mà mỗi một người Do Thái bắt buộc phải hành hương ba năm một lần cho các lễ hội Vượt qua, Shavuot ( Lễ Ngũ Tuần ) và Sukkot ( Lễ Lều Tạm ). Thấy đây là một mối đe dọa đối với chủ quyền của mình, Jeroboam đã thiết lập sự thờ phượng thần tượng nhằm ngăn dân Israel đi đến Jerusalem ( I Các vua 12: 26-33 ) vào ngày 23 của tháng Sivan năm đó.
Ngay sau khi vua Giê-rô-bô-am dâng của tế lễ thờ phượng thần tượng đầu tiên tại Bê-tên cũng vào chính ngày hôm nay thì “…kìa, có một người của Đức Chúa Trời ở Giu-đa, vâng-mạng Đức Giê-hô-va mà đến Bê-tên. Người vâng theo lời phán của Đức Giê-hô-va, quở-trách bàn-thờ mà nói rằng: Hỡi bàn-thờ, bàn-thờ! Đức Giê-hô-va phán như vầy: Một đứa con trai sẽ sanh ra cho nhà Đa-vít, tên nó là Giô-si-a. Nó sẽ dâng trên mầy những thầy tế-lễ của các nơi cao, là người xông hương trên mầy, và người ta sẽ thiêu trên mầy hài-cốt của người chết.” ( I Các vua 13: 1-3 )
Đây là lời tiên tri rất mạnh, vị vua Giô-si-a được nhắc ở đây chính là vị vua gần như cuối cùng của vương quốc phía nam thuộc dòng dõi vua Đa-vít lại được nhắc tên trong lời tiên tri cho vị vua đầu tiên của vương quốc phía bắc. Lời tiên tri này cũng đã thành hiện thực khi vua Giô-si-a của vương quốc Giu-đa phía nam lên ngôi, vua Giô-si-a đã dẹp hết thần tượng trong vương quốc Giu-đa ( II Các vua 23 ) “Lại, người phá bàn thờ tại Bê-tên, và nơi cao mà Giê-rô-bô-am, con trai Nê-bát, đã lập, tức là người đó gây cho Y-sơ-ra-ên phạm tội; người phá bàn thờ ấy, thiêu đốt nơi cao, và cán nghiền thành ra tro bụi; cũng thiêu đốt tượng Át-tạt-tê. Giô-si-a xây lại chợt thấy những mồ mả ở trên núi; người bèn sai lấy hài cốt ở trong những mồ mả ấy, rồi thiêu nó trên bàn thờ, làm cho bàn thờ bị ô uế, y như lời của Đức Giê-hô-va, mà người của Đức Chúa Trời đã báo cáo trước.” ( II Các vua 23 :15-16 ).
Những cản trở mà Giê-rô-bô-am đã lập tồn tại 223 năm, và bị dỡ bỏ vào ngày ngày 15 tháng Av năm 574 BC trong đời Ô-sê, con trai Ê-la vị vua cuối cùng của Vương quốc phương Bắc. Vào lúc đó, mười chi phái cư trú ở đó đã bị trục xuất khỏi vùng đất này trong một loạt cuộc xâm lược của các vị vua Assyria và Babylon khác nhau. Sự kiện cuối cùng xảy ra vào năm 556 BC, khi Sanh-ma-na-sa, vua A-si-ri, đi lên đánh Sa-ma-ri và hoàn toàn chinh phục Vương quốc Israel, phá hủy thủ đô của nó, đày ải những người Israel cuối cùng đang cư trú tại đây, và tái định cư vùng đất với các dân tộc ngoại quốc đến từ Kutha và Babylon. ( II Các vua 17;18 )
Những dân tộc này - sau này được gọi là "Samaritans" - lấy một hình thức Do Thái giáo làm tôn giáo của họ, nhưng không bao giờ được người Do Thái chấp nhận như vậy; sau đó họ xây dựng đền thờ của riêng mình trên núi Gerizim và trở thành kẻ thù cay đắng của người Do Thái. Với người Do Thái thì “Mười chi phái đã mất của Israel” không bao giờ được nghe lại nữa, và đang chờ đợi sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế để đoàn tụ với dân tộc Do Thái.
Biên tập bởi Mục Vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam.
댓글