Thứ hai, ngày 17 tháng 4 năm 2023 theo lịch Do Thái Giáo thì nhằm ngày 26 tháng Nissan năm 5783 . Ngày này chính là ngày mà Giô-suê (1355-1245 TCN), qua đời ở tuổi 110 vào năm thứ 28 trên cương vị lãnh đạo dân tộc Do Thái “Sau các việc ấy, Giô-suê, con trai Nun, tôi tớ của Đức Giê-hô-va, qua đời, tuổi được một trăm mười. Người ta chôn người trong địa phận đã bắt thăm về người tại Thim-nát-Sê-rách ở trên núi Ép-ra-im, về phía bắc núi Ga-ách.” ( Giô suê 24:29-30 )
Giô-suê được sinh ra với tên là Ô-sê ben Nun (Ô-suê con trai Nun) ở Ai Cập, vào năm 2406 theo thời gian sáng tạo (1355 TCN); giống như Moses , ông đã được giấu tại sông Nile sau khi sinh ra để thoát khỏi sắc lệnh của Pharaoh “giết tất cả các con trai của người Do Thái sau khi sinh ra”. Trong bốn mươi năm, ông là môn đồ trung thành của Môi-se, không hề rời khỏi trại của chủ mình là Môi-se “Đoạn, Môi-se trở về trại quân, còn kẻ hầu trẻ của người, tên là Giô-suê, con trai của Nun, không ra khỏi Trại.” ( Xuất Ê-díp-tô Ký 33:11). Vì vậy, Giô-suê là đại diện cho cho sự tận tụy và cam kết, với người Do Thái thì đây là một trong năm điều kiện tiên quyết chính để có được khôn ngoan từ Kinh Thánh Torah.
Năm 1312, ông là một trong mười hai điệp viên được Moses phái đi thám thính Đất Canaan để chuẩn bị cho cuộc chinh phục của Dân Y-sơ-ra-ên; Sau đó, Môi-se đã thêm chữ yud vào tên của Ô-sê, đổi thành Giô suê nghĩa là Đức Chúa Trời sẽ cứu. Tên này như một lời cầu nguyện và trao quyền rằng “Đức Chúa Trời sẽ cứu Giô-suê khi làm thám tử”. Joshua là một trong hai điệp viên đã mang đến một báo cáo tích cực và đáng khích lệ về Vùng Đất Hứa, và cố gắng chống lại những nỗ lực của mười điệp viên khác nhằm ngăn cản người dân vào vùng đất này.
Sau khi Môi-se qua đời vào năm 1273, Giô-suê đã kế vị chủ mình với tư cách là người lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên. Dưới sự lãnh đạo của ông, họ đã vượt sông Jordan trên chiếc vào ngày 10 tháng Nissan năm 1273. Trong bảy năm, Giô-suê đã lãnh đạo dân chúng trong nhiều trận chiến khác nhau, đánh bại 31 vị vua và chinh phục các thành phố và lãnh thổ của họ, bao gồm phần lớn đất phía tây sông Giô-đanh (Môi-se đã chinh phục các vùng đất ở bờ đông của nó trước khi ông qua đời). Trong bảy năm sau đó, Giô-suê hoàn thành sự phân chia đất đai giữa 12 chi phái Y-sơ-ra-ên và chia một phần cho mỗi gia đình.
Vào năm 2516, năm thứ 26 trong sự lãnh đao của Giô-suê. “Khi Đức Giê-hô-va ban sự an nghỉ cho Y-sơ-ra-ên từ lâu rồi, giải cứu họ khỏi các thù nghịch ở bốn phía, và Giô-suê đã già tuổi tác cao, thì người gọi cả Y-sơ-ra-ên, các trưởng lão, các quan trưởng, các quan xét, và các quan tướng” Giô-suê 23:1-2 để dặn dò dân sự Chúa tuân giữ luật pháp và hầu việc Chúa.
Ông cũng triệu tập một đại hội toàn quốc lớn ở Shechem để từ biệt những người yêu quý của mình. Ông kể lại cho họ nghe toàn bộ lịch sử của Y-sơ-ra-ên từ thời Áp-ra-ham, và thúc giục họ giữ vững lòng trung thành với Đức Chúa Trời và Kinh Thánh. Một trong số những lời nói nổi tiếng nhất của ông là “Nếu chẳng thích cho các ngươi phục sự Đức Giê-hô-va, thì ngày nay hãy chọn ai mà mình muốn phục sự, hoặc các thần mà tổ phụ các ngươi đã hầu việc bên kia sông, hoặc các thần dân A-mô-rít trong xứ mà các ngươi ở; nhưng ta và nhà ta sẽ phục sự Đức Giê-hô-va.” Giô-suê 24:15
Ngoài vai trò lãnh đạo và chiến binh của mình, Joshua là mắt xích thứ hai trong việc truyền lại Kinh Thánh Torah, quyển Kinh Thánh thiêng liêng nhất của người Do Thái. Giô suê đã tiếp nhận nó từ Moses và truyền lại cho các “Các Quan Xét” kế vị ông.
Mục Vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam.
Comments