“Vì chính Chúa nắn nên tâm can con; Dệt thành con trong lòng mẹ con” (Thi Thiên 139:13)
Hơn 45 năm sau khi Roe v. Wade được thông qua tại Tòa án Tối cao, luật phá thai đang trở thành tâm điểm của cuộc tranh luận chính trị khốc liệt. Luật được thi hành đồng loạt từ Missouri nơi mà hiện đang xem xét trở thành tiểu bang đầu tiên không có bất kỳ phòng khám phá thai nào đến các tiểu bang khác hiện đang cân nhắc việc hợp pháp hóa luật phá thai trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Đối với nhiều người, nguyên tắc chỉ đạo cho các vấn đề chính trị được tán thành bắt nguồn từ niềm tin tôn giáo (hoặc phi tôn giáo) của họ, đưa ra khả năng trên cơ sở Kinh Thánh rằng người Do Thái và Cơ đốc nhân có thể cùng nhau chống lại vấn nạn này.
Rabbi Yoel Schwartz, một giáo sĩ Do Thái, được đánh giá cao về hiểu biết Halacha (luật Torah), nhấn mạnh rằng sẽ không chính xác khi đưa ra bất kỳ tuyên bố chung nào về quan điểm của luật Do Thái đối với vấn đề phá thai.
“Đây là một vấn đề rất phức tạp và mọi người nên tham khảo ý kiến của một người có chuyên môn cao về luật lệ Do Thái”, ông Rabbi Schwartz chia sẻ với Breaking Israel News. Ông lưu ý rằng quyền tự do phá thai không được mô tả trong Kinh Thánh nhưng luật của người Do Thái cho phép phá thai khi cuộc sống hay sức khỏe của người mẹ bị đe dọa. Điều này khác với quan điểm Kitô giáo cái mà cho rằng thai nhi được coi là một sinh mạng kể từ thời điểm thụ thai. Xét theo Halacha, một người thực hiện hành vi phá thai tức là đang phạm tội giết người và đáng bị xét đoán theo cách như vậy.
“Điều này cũng đúng với những người không phải là người Do Thái bởi việc cấm giết người là một trong bảy điều luật của Nô-ê đối với tất cả nhân loại”, ông Rabbi Schwartz giải thích. Một vấn đề chung về vấn đề này, không chỉ người Do Thái và người không phải Do Thái có thể đứng cùng nhau mà là tất cả chúng ta phải đứng lên cùng nhau. Cuộc chiến chống phá thai vượt ra khỏi vòng tôn giáo, chính trị và theo đúng bản chất của một con người.”
Rabbi Schwartz đã mô tả những gì ông coi là nền tảng của cuộc tranh luận chính trị, đó là "một cuộc nổi loạn chống lại Đấng Tạo Hóa".
“Thiên Chúa đã cho chúng ta khả năng sinh sản đầy rẫy trên đất để duy trì nòi giống và duy trì công trình Sáng tạo của Ngài”, ông Rabbi Schwartz nói. “Đây là nguồn gốc cho mọi phước lành của chúng ta. Đây là điều răn đầu tiên mà Chúa ban cho con người nên đây cũng là lúc bắt đầu cuộc nổi loạn.”
Giáo sĩ lưu ý rằng mặc dù việc phá thai không được thực hiện trong thời cổ đại, nhưng tiền lệ đã rõ ràng tồn tại.
“Những kẻ thờ thần tượng có quan hệ bừa bãi, đặt sự ham muốn của họ lên trên Thiên Chúa là Đáng tạo hóa”, anh ấy giải thích. “Và họ sẽ dâng những đứa con không mong muốn của mình cho thần tượng.”
“Tấn công thai nhi trong bụng mẹ chính là tấn công trực tiếp vào Chúa”, ông Rabb Schwartz nói. Phá thai là một nỗ lực nhằm lật đổ Thiên Chúa và xóa bỏ Kinh thánh. Thực hiện hành vi phá thai tức là đưa loài người trở lại sự man rợ như tình trạng trước kia của nó trước Núi Sinai.”
Một ý kiến khác được đưa ra bởi Tiến sĩ Eli Schussheim, một bác sĩ phẫu thuật người Israel. Ông thành lập EFRAT-C.R.I.B vào năm 1977 khi mà việc phá thai trở thành hợp pháp ở Israel. Theo báo cáo vào năm 2011, khoảng 40.000 ca nạo phá thai đã được thực hiện hàng năm ở Israel. Kể từ khi thành lập, tổ chức này đã hỗ trợ hơn 70.000 phụ nữ lựa chọn sinh con thay vì phá thai.
Israel có luật cho phép phá thai nhưng D. Schussheim đã phản đối. Bởi vậy, anh chọn là một chuyên gia y tế để tiếp cận vấn đề phá thai.
“Tôi là một bác sĩ và tôi biết rằng mọi trường hợp đều cần có sự đánh giá”, bác sĩ Schussheim nói với Breaking Israel News. “Cho đến cuối cùng, người phụ nữ là bệnh nhân và cô ấy quyết định phương pháp điều trị nào cô ấy thích. Đó là công việc mà một bác sĩ cần phải làm trong thực tế. Do vậy, không thể giáo dục hay thay đổi hành vi con người thông qua luật pháp. Đó không phải là mục đích của luật pháp.”
“Lý do chính để chọn phá thai đó là tài chính”, bác sĩ Schussheim giải thích. Tôi sẽ không nói với một người phụ nữ rằng tài chính không phải là vấn đề và cô ấy không nên chọn phá thai. Thay vào đó, tôi sẽ đến để giải quyết vấn đề đó cho cô ấy. Chúng tôi cung cấp hỗ trợ tài chính và cho cô ấy quyết định."
“Tất nhiên, sự lựa chọn thực sự sẽ là không mang thai nếu bạn không muốn có con”, anh ấy giải thích. Từ góc nhìn của y học, nó sẽ tốt hơn nếu cô ấy không chấm dứt việc mang thai. Trong bốn thập kỷ kinh nghiệm làm bác sĩ, tôi chưa bao giờ bắt gặp một người phụ nữ hối hận khi sinh con. Trái ngược với điều này, hầu hết mọi phụ nữ đã phá thai đều vô cùng hối hận về quyết định của mình."
Phẫu thuật để lại một vết sẹo ở bên ngoài nhưng ảnh hưởng đến toàn bộ tinh thần của người phụ nữ. Phá thai không để lại sẹo trên thân thể nhưng nó để lại vết sẹo trong tâm hồn. Phá thai là một quyết định y tế và vì lợi ích của người phụ nữ, nó không nên được biến thành một vấn đề chính trị: không ủng hộ và cũng không phản đối.
Comments