Dân Do Thái thường được nhắc đến như là một dân tộc của sách, được gọi như vậy ngoài thói quen đọc sách nhiều nhất trên thế giới thì người Do Thái dường như là được sinh ra từ những văn bản thiêng liêng của Do Thái Giáo. Bắt đầu từ Kinh Thánh TORAH, cuốn sách ảnh hưởng nhất thế giới, tồn tại xuyên qua dòng lịch sử, là quyển sách đầu tiên có từ buổi bình minh của lịch sử tồn tại của dân tộc Do Thái nói riêng và của cả thế giới loài người nói chung.
Ngoài văn bản thiêng liêng là Kinh Thánh TORAH thì dân tộc Do Thái còn có nhiều những văn bản được coi là thiêng liêng khác. Trong Do Thái Giáo, việc nghiên cứu những văn bản này sẽ được gọi chung là “Torah” có nghĩa là “giảng dạy”. Người Do Thái coi việc nghiên cứu “torah” là một hành động thiêng liêng mà theo đó người ta sẽ kết nối với Đức Chúa Trời ở mức dộ sâu sắc nhất. Phần lớn các dịp lễ mà người Do Thái có thì một phần quan trọng không thể thiếu đó chính là nghiên cứu Torah nghĩa là nghiên cứu các văn bản quan trọng này.
Có hàng ngàn các văn bản khác nhau nhưng phía dưới đây sẽ là một số các văn bản quan trọng nhất mà mỗi người Do Thái đều biết. Để dễ theo dõi bài viết sẽ được chia ra làm ba phần nhằm giới thiệu những văn bản thiêng liêng và quan trọng nhất của Do Thái giáo.
1. NĂM SÁCH CỦA MÔI SE (KINH THÁNH TORAH).
Đây chính là văn bản thiêng liêng nhất của Do Thái Giáo, năm sách của môi se được gọi đơn giản là TORAH. Thường thì người Do Thái lưu giữ hay in ấn nó thành cuộn, đây chính là cuốn sách được đọc ở nhà hội, mang lên đền thờ, dùng trong các dịp lễ. Lời của Kinh TORAH được chép trên cột nhà, ở các hộp được mang trên đầu… nhiều nơi khác nữa.
Có thể nói năm sách của Môi se là Kinh Thánh của người Do Thái, đây là NỀN TẢNG của Do Thái Giáo. Cho đến tận ngày hôm nay, những văn bản của TORAH được viết bằng tiếng Do Thái vẫn được người Do Thái lưu giữ cách cẩn thận. Kinh Thánh TORAH của người Do Thái còn được gọi là Chumash hoặc Pentateuch (liên quan đến các từ tiếng Do Thái và tiếng Hy Lạp tương ứng cho “năm”).
TORAH là năm sách được viết bởi Môi se và do CHÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI soi dẫn và sai khiến để viết. Người Do Thái không chỉ nghiên cứu, thờ phượng, kính sợ Kinh TORAH về mặt ý nghĩa và lời được viết trong đó, mà họ còn xem mọi chữ cái, sắc thái trong kinh TORAH như là một sự giao tiếp thiêng liêng TỪ ĐỨC CHÚA TRỜI đến với con cái loài người. Đối với họ Kinh Thánh TORAH chứa đầy ý nghĩa và đầy ý nghĩa. Kinh Thánh TORAH có chứa 613 mitzvahs (điều răn), 613 điều răn này như là con đường, hay sự chỉ dẫn đối với người Do Thái. Ngoài ra 613 điều răn chính là tất cả những gì định hình cuộc sống của người Do Thái ở khắp mọi nơi.
2. TANACH VÀ SÁCH THI THIÊN (TEHILLIM).
Ngoài năm sách của Môi se hay được gọi là TORAH thì phần được coi như Kinh Thánh của người Do Thái có thêm 19 sách khác. Các sách này bao gồm các sách tiên tri (Neviim) và sách viết (ketuvim). Các sách này gộp chung với nhau thành một bộ được gọi là TANACH, với người Do Thái thì mỗi một cuốn sách trong TANACH là sự mặc khải khôn ngoan từ sự khôn ngoan đến từ Đức Chúa Trời. Những sách này kèm với Ngũ Kinh Môi se được những người Kito Giáo coi như là Kinh Thánh Cựu Ước.
Trong số các sách TANACH thì có một sách có vị trí rất đặc biệt trong trái tim của người Do Thái đó chính là sách Thi Thiên (tehillim). Sách thi thiên với 150 chương sách được chính Vua Đa vít biên soạn, thể hiện đức tin sâu sắc, sự khao khát, niềm vui, nỗi buồn đó chính là cốt lõi của việc trở thành một người Do Thái. Một Rabi có ảnh hưởng của Do Thái là Menachem Mendel của Lubavitch (1789-1866) đã từng nói rằng nếu chúng ta chỉ biết sức mạnh của Thi thiên, cách làm thế nào để lời từ sách Thi Thiên vượt qua mọi rào cản và không bị cản trở lên Ngôi Thiên đàng thì chắc chắn chúng ta sẽ đọc thuộc lòng chúng cả ngày!
3. MEGILLAH ( Sách Ê-xơ-tê)
Ê-xơ-tê là một trong những cuốn sách cuối cùng được bổ sung vào quy điển Kinh Thánh (Kinh Thánh Cựu Ước), Sách Ê-xơ-tê còn được gọi là Megillah ("Cuộn"). Sách Ê-xơ-tê là một trong năm “cuộn” sách được đưa vào kinh điển và sách Ê-xơ-tê là cuộn sách duy nhất thường được đọc từ một cuộn giấy da viết tay.
Sách Ê-xơ-tê kể về câu chuyện Phu - rim đầy kịch tính, lễ này được thiết lập trong đoạn 9 của sách Ê-sơ-tê. Sách Ê-xơ-tê kể về câu chuyện của Nữ hoàng Ê-xơ-tê là người mà Chúa chọn để cứu dân tộc Do Thái trong thời kỳ bị lưu đày ở đế quốc Ba tư.
Sách Ê-xơ-tê được đọc hai lần mỗi dịp lễ Phu-rim , một lần vào buổi tối và một lần nữa vào buổi sáng.
4. MISHNAH
Mishnah là tập hợp các luật truyền miệng, các truyền thống được các học giả Do Thái biên tập, giải thích, phân tích và làm sáng tỏ bộ sách ngũ kinh của Môi se. Đây cũng còn được gọi là bản Torah truyền miệng của người Do Thái, mishnah là tác phẩm lớn đầu tiên của văn học Do Thái.
Mishnah được giáo sĩ Judah ha-Nasi biên soạn từ những luật truyền miệng, hay truyền thống của các giáo sĩ Do Thái khác vào thời kỳ hỗn loạn của đền thờ thứ hai.. Hầu hết Mishnah được viết bằng tiếng Do Thái Mishnaic , trong khi một số phần là tiếng Aramaic. Mishnah bao gồm sáu bộ, mỗi bộ chứa 7-12 đoạn khác nhau, Mishnah chính là văn bản nền tảng của luật Do Thái.
5. TALMUD.
Talmud (tiếng Do Thái có nghĩa là “học tập”) đây là một trong những tác phẩm trung tâm của người Do Thái. Talmud là ghi chép về những lời dạy của giáo sĩ Do Thái, bắt đầu từ thế kỷ thứ nhất, tiếp tục kéo dài đến thế kỷ thứ sáu và thứ bảy. Những lời dạy của giáo sĩ Do Thái trong kinh Talmud giải thích rất chi tiết các điều răn trong kinh Torah. được thực hiện. Ví dụ, kinh Torah dạy chúng ta rằng người ta bị cấm làm việc vào ngày Sa-bát nhưng không có nói rõ đó là cấm những công việc gì. Do đó, Kinh Talmud dành hẳn một chương có tên là Shabbat để nói về ý nghĩa của công việc và các loại công việc bị cấm khác nhau.
Talmud được tạo thành từ hai tác phẩm riêng biệt: Mishnah và Gemara. Gemara là các bài bình luận và thảo luận của giáo sĩ Do Thái về kinh Mishnah, được viết bằng tiếng Do Thái và tiếng Aramaic, xuất phát từ Israel và Babylon. Có hai Talmud: Y'rushalmi được gọi là Jerusalem Talmud (từ Israel) và Talmud Bavli hay được gọi là Talmud Babylon. Talmud của Babylon, được chỉnh sửa sau Talmud Jerusalem và được biết đến rộng rãi hơn nhiều, thường được coi là có thẩm quyền hơn so với Jerusalem Talmud.
Là sách luật, Talmuds là cách giải thích Kinh thánh TORAH sớm nhất của giáo sĩ Do Thái. Talmud là cuốn sách không thể thiếu để hiểu luật pháp được truyền trong Kinh TORAH và các phong tục truyền thống của Do Thái vẫn được thực hiện cho đến ngày nay.
6. ZOHAR
Các Zohar ( tiếng Hebrew : זֹהַר ) là tác phẩm nền tảng của các tài liệu nghiên cứu về phần huyền bí nhất của người Do Thái. Người Do Thái gọi những người theo quan điểm huyền bí là Kabbalah.
Trong Kinh Thánh , từ "Zohar" xuất hiện trong khải tượng của Ê-xê-chi-ên 8: 2 có nghĩa là rạng rỡ hoặc ánh sáng. Từ Zohar cũng xuất hiện trong Đa-ni-ên 12:3 "Những kẻ khôn sáng sẽ được rực rỡ như sự sáng trên vòng khung; và những kẻ dắt đem nhiều người về sự công bình sẽ sáng láng như các ngôi sao đời đời mãi mãi.".
Zohar là một loạt các sách bình luận về các khía cạnh thần bí của Kinh Thánh Torah (năm cuốn sách của Moses ). Zohar là các giải thích về các khía cạnh của kinh thánh Torah, cũng như zohar chứa các tài liệu tư liệu bí truyền, truyền thống, vũ trụ học, thần thoại và tâm lý học huyền bí . Zohar chứa đựng những cuộc thảo luận về bản chất của Chúa, nguồn gốc và cấu trúc của vũ trụ, bản chất của linh hồn, sự cứu chuộc, mối quan hệ của Bản ngã với Bóng tối và "con người thật" với "Ánh sáng của Chúa". Sách chú giải kinh thánh của nó có thể được coi là một hình thức bí truyền của văn học Do Thái giáo được gọi là Midrash.
7. MISHNEH TORAH
Các Mishneh Torah ( tiếng Hebrew : מִשְׁנֵה תּוֹרָה , có nghĩa là "Sự lặp lại của Torah"), là một trong những luật tôn giáo của Do Thái Giáo. Mishneh Torah được viết bởi giáo sĩ Maimonides (Moshe ben Maimon). Các Mishneh Torah đã được biên soạn giữa 1170 và 1180 CE (4930 và 4940 AM ).
Mishneh Torah bao gồm mười bốn cuốn sách, được chia thành các phần, các chương và các đoạn văn. Đây là tác phẩm duy nhất của thời Trung Cổ mô tả chi tiết tất cả các việc cần tuân thủ của người Do Thái, bao gồm cả những luật chỉ được áp dụng khi Đền Thánh còn tồn tại, và vẫn là một công trình quan trọng trong Do Thái giáo.
8. SHULCHAN ARUCH (BỘ LUẬT DO THÁI)
Các Shulchan Aruch ( tiếng Hebrew : שֻׁלְחָן עָרוּך) , nghĩa đen: "Đặt Bàn", trong tiếng anh thì nó có nghĩa là bộ luật Do Thái. Shulchan Aruch là bộ luật được tham khảo rộng rãi nhất trong số các bộ luật khác nhau của Do Thái Giáo. Nó được viết bởi giáo sĩ Joseph Karo, lần đầu tiên được đưa ra trên tờ báo Safed (ngày nay ở Israel )vào năm 1563 và xuất bản ở Venice hai năm sau đó. Cùng với các bình luận của nó, đây là bản biên soạn luật Do Thái được chấp nhận rộng rãi nhất từng được viết.
Shulchan Aruch đã được chấp nhận bởi tất cả các dòng khác nhau trong thế giới Do Thái. Chính vì vậy ngay cái tên Shulchan Aruch đã trở thành đồng nghĩa với tên Luật Do Thái. Khi mô tả một người sống đúng theo những luật lệ của Do Thái Giáo thì người ta có thể gọi anh ta hoặc cô ta là “Shulchan Aruch Yid ”.
9. SIDDUR (SÁCH CẦU NGUYỆN)
Một siddur ( tiếng Hebrew : סִדּוּר) là một cuốn sách cầu nguyện của người Do Thái , đây là một tập hợp các lời cầu nguyện hàng ngày được xắp xếp theo thứ tự hẳn hoi. Từ siddur xuất phát từ gốc tiếng Do Thái ס־ד־ר có nghĩa là "trật tự".
Những lời cầu nguyện này được đưa ra bởi Anshe Knesset Hagedolah “Hội đồng tối cao” bao gồm 120 nhà tiên tri và hiền triết của Do Thái Giáo. Có rất nhiều những lời cầu nguyện khác nhau được đưa vào sách Siddur, trong đó có lời cầu nguyện Amidah “Lời cầu nguyện im lặng”, những lời cầu nguyện trong các phần Kinh thánh, Shema và tuyển tập các đoạn khác nhau của sách Thi thiên.
Kể từ thời Saadya Gaon (882-942), những lời cầu nguyện của người Do Thái đã được ghi lại trong Siddur (sách cầu nguyện). Bởi có nhiều cách dịch thuật, phân chia bố cục cũng như phản ảnh các truyền thống khác nhau của các cộng đồng Do Thái mà có hàng ngàn Siddurim khác nhau.
Trong thời hiện đại, Siddur là một cuốn sách quan trọng trong ngôi nhà của một người Do Thái và là người bạn đồng hành không thể thiếu của những người Do Thái khôn ngoan.
10. TANYA
Tanya ( tiếng Hebrew : תניא ) là tác phẩm đầu tiên của triết lý Hasidic. Tanya được viết bởi Rabbi Shneur Zalman của Liadi , người sáng lập Chabad Hasidism và được xuất bản lần đầu 1797. Tên chính thức của nó là Likkutei Amarim ( ליקוטי אמרים ), Tiếng Hebrew có nghĩa là "bộ sưu tập những câu lệnh ". Tanya bao gồm năm phần mô tả tâm lý học huyền bí và thần học Hasidic. Đây như là một cuốn cẩm nang cho đời sống tâm linh hàng ngày theo quan điểm của người Do Thái.
Mục vụ Do Thái
Comentarios