Vào năm 1986, tại Biển Hồ Galilee người ta phát hiện ra một chiếc thuyền cổ có niên đại vào thời Chúa Jesus. Thuyền này có cùng thời kỳ với Chúa Jesus cùng với các môn đồ của Ngài khi còn sống và thi hành chức vụ tại vùng biển này.
Chiếc thuyền này được gọi là Thuyền Chúa Jesus cũng vì lịch sử của nó, thuyền được phát hiện sau khi Biển Hồ Galilee bị một cơn hạn hán làm lộ phần thân thuyền ở đáy hồ ra. Thuyền có độ dài dài 8,3 mét (27 feet), rộng 2,3 mét (7,5 feet) và cao 1,3 mét (4,3 feet). Với kích thước này thuyền có thể chở được 15 người, việc đưa nó lên khỏi bùn là một thách thức rất lớn. Người ta đã mất 11 năm để bảo tồn lại các loại gỗ đã bị hư hoại vì ngập nước của nó.
Năm 2000, con thuyền chính thức được gọi là “Con thuyền Galilee cổ đại” - được trưng bày vĩnh viễn trong Bảo tàng Yigal Allon tại Kibbutz Ginosar, gần nơi nó được phát hiện.
LOẠI THUYỀN MÀ CHÚA JESUS SỬ DỤNG
Những chiếc thuyền như thế này được nhắc đến hơn 50 lần trong các sách Phúc âm khi Chúa Jesus thi hành chức vụ của mình tại vùng Ga-li-lê. Các nhà khảo cổ đã kiểm tra niên đại của thuyền bằng phương pháp carbon đã xác định rằng “Thuyền Chúa Jesus, khoảng thời gian này chính là thời gian Chúa Giê-su đã sống và thi hành nhiều phép lạ tại biển Ga-li-lê.
Shelley Wachsmann, thuộc Cơ Quan Cổ Vật Isral về các cổ vật dưới nước đã tham gia mật thiết vào việc khai quật, cho biết: “chiếc thuyền phù hợp với khoảng thời gian này và cũng là loại thuyền mà Chúa Giê-xu cùng các môn đồ đã sử dụng.”
"THUYỀN CHÚA JESUS" ĐƯỢC TÌM THẤY TẠI QUÊ HƯƠNG CỦA MA-RI MA-ĐƠ-LEN
Hai anh em ngư dân, Moshe và Yuval Lufan, đều là những nhà khảo cổ nghiệp dư, họ đã tình cờ nhìn thấy đường viền hình bầu dục của con thuyền bị chôn vùi. Nó nằm trên bờ biển phía tây bắc của Biển Galilee, cách Migdal, quê hương của Mary Magdalene, khoảng 1,5 km về phía bắc.
Chiếc thuyền được đóng theo kiểu điển hình của những chiếc thuyền cổ ở khu vực Địa Trung Hải. Các tấm ván của thân tàu được ghép cạnh bằng các khớp mộng và mộng được giữ cố định bằng các chốt gỗ. “Thuyền Chúa Jesus” có đuôi tròn và mũi thuyền đẹp. Ngoài ván gỗ tuyết tùng cùng khung gỗ sồi, năm loại gỗ khác đã được sử dụng là gỗ thông Aleppo, gỗ sidar, cây táo gai, cây liễu và cây gỗ đỏ. Bằng chứng về việc sửa chữa nhiều lần cho thấy con thuyền đã được sử dụng trong vài thập kỷ, có lẽ gần một thế kỷ.
Khi các chủ tàu đánh cá nghĩ rằng nó không còn khả năng sửa chữa, họ đã loại bỏ tất cả các bộ phận bằng gỗ hữu ích, bao gồm cột buồm, cột chống và cột xương. Sau đó, họ đẩy nó ra hồ, thuyền chìm trong phù sa nằm ở đó cho đến khi được khai quật ngày nay.
Các nhà khảo cổ đã mất đến 11 ngày mới khai quật được thuyền này, bởi vì mưa đã bắt đầu, nên người ta đã xây dựng một con đê lớn xung quanh khu vực nhằm bảo vệ thuyền khỏi mực nước hồ dâng cao. Để bảo tồn gỗ đã bị úng nước người ta phải phun nước cả ngày lẫn đêm cũng che nắng trực tiếp cho nó.
Theo như Kinh Thánh thì Chúa Giê-su làm yên cơn bão (Mác 4: 35-4), Chúa kể chuyện ngụ ngôn (Ma-thi-ơ 13: 1-9) và việc bắt cá thần kỳ (Lu-ca 5: 1-11) cũng từ những chiếc thuyền như thế này.
Ngày nay, “Thuyền Chúa Jesus” được trưng bày tại làng của Ma-ri Ma-đơ-len sống khi xưa, đây cũng là nơi mà người ta cũng phát hiện ra nhà hội của người Do Thái vào thời Chúa Jesus. Khu phức hợp ở tại đây có nhà nguyện nơi tôn vinh những người nữ trong Kinh Thánh.
Bạn có thể đến đây, đi trên hồ Galilee để nhớ đến những phép lạ Chúa đã làm cũng như nhìn tận mắt con thuyền mà có thể lắm Chúa từng ngồi trên đó.
Biên tập bởi Mục Vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam
Comments