Người Do Thái vốn rất thông minh, không chỉ trong cuộc sống thường ngày mà ngay cả trong việc kinh doanh, họ cũng có những bí quyết riêng để thành công. Dưới đây là những cách kinh doanh thông minh của người Do Thái vẫn luôn có giá trị và đúng đắn cả ngàn năm qua, rất đáng để chúng ta học hỏi suy gẫm
1. TĂNG TRƯỞNG HƠN TIẾT KIỆM
Chúng ta thường nghĩ rằng, tiết kiệm là điều quan trọng trong kinh doanh, nhưng thực ra, với người Do Thái, tăng trưởng doanh thu quan trọng hơn cả. Thương nhân Do Thái tin rằng, của cải ta làm ra là do ta bỏ mồ hôi công sức mới kiếm được, chứ không chỉ nhờ tiết kiệm.
Vì thế, marketing cần phải đầu tư, lấy việc gia tăng doanh thu là mục tiêu chính. Để làm được điều này, ta phải không ngừng tìm kiếm khách hàng mới, đồng thời duy trì tốt mối quan hệ với những người khách cũ, dựa trên các hoạt động truyền bá ấn tượng, ảnh hưởng. Không được để lãng phí, chú trọng vào hiệu suất và lợi nhuận, tạo ra một "hệ thống sinh thái marketing" hài hòa.
2. THỜI GIAN LÀ VÀNG BẠC
Người Do Thái có câu nói rằng: "Đừng đánh cắp thời gian", vừa dạy người ta cách kiếm tiền, vừa là lời nhắc nhở con người về tầm quan trọng của thời gian. Người Do Thái rất xem trọng thời gian, với họ mỗi phút giây đều đáng giá, phải nắm chắc trong tay thì mới có thể thành công.
Đặc biệt, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, "trâu chậm uống nước đục", kẻ chậm chân sẽ mất cơ hội. Do đó, kinh doanh cần những người nhạy bén, nhanh lẹ, phản ứng cấp tốc, thay đổi linh hoạt và dễ dàng thích nghi với đổi mới.
3. TRỌNG CHỮ TÍN
Thương nhân Do Thái nổi tiếng là những người rất trọng chữ tín, với họ "khế ước" là những điều vô cùng quan trọng. Một khi họ đã kí hợp đồng, dù có xảy ra vấn đề gì đi chăng nữa, họ cũng quyết không nuốt lời.
Tương tự như vậy, trong kinh doanh, phải lấy việc giữ chữ tín làm gốc, "một lần bấn tín, vạn lần bất tin". Ta phải giữ vững mối quan hệ trung cực, đáng tin cậy giữa chủ doanh nghiệp - khách hàng, đối tác - đối tác, không được dối trá, lừa lọc, như vậy công việc mới thuận lợi, suôn sẻ.
4. ĐỨNG TRÊN CAO MỚI NHÌN ĐƯỢC RA XA
Người Do Thái cho rằng, khi kinh doanh tối kị chuyện nghĩ ngắn, mà ta luôn phải cố nhìn xa trông rộng. "Chân không thể chạm đến, thì mắt phải thấy được. Mắt không thể thấy được, thì tim phải cảm nhận được."
Trong kinh doanh, bất luận là làm gì, ta cũng cần tư duy chiến lược, thực hiện những bước đi phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp. Tự lượng sức mình, nhưng cũng không được hèn nhát, phải biết hướng tới tương lai, đừng vì quá khứ thất bại mà chùn bước.
5. QUY LUẬT 78:22
Người Do Thái cho rằng, trong xã hội thì tỷ lệ người bình thường và người có tiền rơi vào khoảng 78:22, tức là, những người có tiền chỉ chiếm 22% nhưng lại sở hữu tới 78% khối lượng tài sản. Như vậy, nếu ta tập trung kiếm tiền từ những người có tiền, thì ta sẽ không sợ lỗ vì không kiếm được tiền.
Đơn giản hơn, 22% khách hàng sẽ tạo ra 78% lợi nhuận cho doanh nghiệp. Người Do Thái tin rằng: "Một ngày kiếm 10 cái bánh bao, không bằng 10 ngày kiếm một miếng vàng". Người giàu dù tiết kiệm tới đâu, thì một khi đã chi tiêu cũng luôn tiêu nhiều hơn người nghèo rất nhiều. Đối với người đang có ý định khởi nghiệp hay kinh doanh, cần sớm ngộ ra quy luật 78-22 để có thể kiếm tiền từ những khách hàng tiềm năng trước nhất.
6. PHỤC VỤ CÁI MIỆNG
Người Do Thái cho rằng, khi kinh doanh nên nhắm vào nhu cầu ăn uống của mọi người, bởi đây là nhu cầu căn bản. Những công việc liên quan đến ăn uống thường đem lại lợi ích lâu dài, bền vững.
Theo tháp nhu cầu của Maslow, ăn uống là một trong những nhu cầu cơ bản của con người. Khi thu nhập bình quân đầu người tăng, người tiêu dùng sẽ càng trở nên khắt khe hơn, sẵn sàng dành nhiều thời gian để hài lòng nhu cầu căn bản này hơn. Vì thế, kinh doanh thực phẩm, nhà hàng sẽ không bao giờ lỗi thời, luôn đem lại lợi ích dài lâu.
7. KIẾM TIỀN BẰNG TRÍ TUỆ
Dù là kinh doanh bất cứ việc gì, quan trọng là ta phải có suy nghĩ tỉnh táo và sáng suốt. Người Do Thái cho rằng, kiếm tiền là điều hiển nhiên và vô cùng tự nhiên, nếu tiền có thể kiếm được mà lại không kiếm, điều đó quả thực có lỗi với đồng tiền.
Trong kinh doanh, ta cần phải tìm hiểu, phân tích hành vi chi tiêu cũng như tâm lý của người tiêu dùng, và đưa ra các sản phẩm đáp ứng được thị hiếu của họ. Thỏa mãn được những nhu cầu thầm kín của khách hàng là bước đầu đi tới thành công trong kinh doanh.
8. CHÚ TÂM PHỤC VỤ CHO PHỤ NỮ
Quy luật kinh doanh Do Thái cho rằng, muốn kiếm được nhiều tiền thì đối tượng khách hàng hướng tới chắc chắn phải bao gồm phụ nữ. Đây là điều dễ hiểu, bởi phụ nữ thường có thói quen chi tiêu nhiều hơn, họ thích cất giữ và sử dụng tiền bạc (một cách hợp lý) và dễ "động lòng" bởi những thứ mới mẻ, đẹp đẽ.
Do đó, ta cần phải nắm bắt xu hướng tiêu dùng của phụ nữ, đáp ứng và thỏa mãn thị hiếu của họ, tạo ra những sản phẩm dựa trên trào lưu mà họ quan tâm.
9. KHÔNG KIẾM TIỀN Ở 1 CHỖ
Không bỏ hết trứng vào một giỏ, không ở nguyên một chỗ để kiếm tiền. Người Do Thái sinh ra đã là thương nhân toàn cầu, họ luôn mong muốn đi khắp nơi để kinh doanh.
Hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, ta nên hướng tới việc "kinh doanh 4 phương, kiếm tiền 8 hướng". Luôn luôn tìm hiểu và khám phá thị trường mới, săn đón những cơ hội mới để gia tăng thu nhập, đừng chỉ mãi giậm chân tại chỗ.
10. ĐÀM PHÁN
Trong cộng đồng Do Thái, có một câu chuyện kinh điển được lưu truyền như sau: Một người nọ cho 2 đứa trẻ một quả cam, nhưng rồi hai đứa trẻ lại tranh cãi nhau mãi vì không biết chia sao cho đều. Thấy vậy, người kia liền nói: Cho 1 đứa bổ cam, đứa còn lại sẽ chọn phần cam trước. Kết quả, hai đứa trẻ vui vẻ cầm lấy hai nửa quả cam bằng nhau rồi về nhà.
Sau đó, một đứa trẻ thì bỏ hết các múi cam đi, lấy vỏ cam nghiền nát, trộn vào bột mì nướng bánh ăn. Còn đứa trẻ kia lại lấy múi cam, bỏ vào máy ép để làm nước cam uống, vứt bỏ vỏ cam. Sau cùng, tuy cả hai đứa trẻ đều cầm một nửa quả cam bằng nhau, nhưng chúng không được hưởng hết trọn vẹn giá trị quả cam như nguyện vọng ban đầu của chúng mà chỉ được một nửa.
Vì không đàm phán, không hiểu rõ người kia cần gì, nên cả hai đứa trẻ chỉ nhận được một phần lợi ích. Nếu chúng biết trò chuyện, đàm phán với nhau, thì có lẽ một đứa đã nhận trọn vẹn múi cam, đứa kia nhận hết phần vỏ cam về. Trong thương trường cũng vậy, không nói chuyện, thương lượng thì hai bên sẽ chẳng đạt được lợi ích lớn nhất trong quá trình đàm phán. Vì thế, hãy tăng cường giao tiếp, xây dựng thiện cảm, cùng nhau hợp tác để đôi bên cùng có lợi.
Nguồn Internet
Mục Vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam
Comments