Hôm nay, thứ ba, ngày 26 tháng 9 năm 20212 nhằm ngày 2 tháng Tishrei năm 5783 theo lịch Do Thái. Hôm nay đánh dấu Shabbat đầu tiên, Đức Chúa Trời nghỉ ngơi sau khi tạo ra thế giới trong sáu ngày và ban phước cho ngày thứ bảy
“Ấy vậy, trời đất và muôn vật đã dựng nên xong rồi. Ngày thứ bảy, Đức Chúa Trời làm xong các công việc Ngài đã làm, và ngày thứ bảy, Ngài nghỉ các công việc Ngài đã làm. Rồi, Ngài ban phước cho ngày thứ bảy, đặt là ngày thánh; vì trong ngày đó, Ngài nghỉ các công việc đã dựng nên và đã làm xong rồi. (Sáng thế ký 2: 1–3).
Từ sáng tạo trong tiếng Do Thái là בריאה gốc: ברא Thông thường được dịch là sự sáng tạo, nhưng cụ thể hơn là việc tạo ra thứ gì đó từ hư không (tiếng Do Thái: b'riah yesh mei-ayin ). Một b'riah (sáng tạo ) đích thực là điều gì đó xuất hiện từ những gì không có trước; không dự đoán được hay gợi ý. Trước sáng tạo, không có vật chất hay năng lượng nguyên thủy nào có thể từ đó hình thành một vũ trụ, cũng như bất kỳ định luật nào có thể giải thích một sự kiện như vậy. Sáng tạo là sự xuất hiện của một cái gì đó hoàn toàn mới, một hiện tượng hoàn toàn chưa từng có.
Và đúng như vậy, gốc tích của “trời đất và muôn vật” là từ LỜI PHÁN của Chúa. Một sự sáng tạo bắt đầu không bởi bất cứ điều gì cả. Không chỉ vậy, LỜI SÁNG TẠO của Chúa vẫn tồn tại trong tạo vật của Ngài như lời Kinh Thánh “Trời đất sẽ qua, nhưng lời ta nói chẳng bao giờ qua đi.” ( Ma-thi-ơ 24:35; Mác 13:31 ).
Người Do Thái tin rằng có “MƯỜI LỜI PHÁN CỦA SỰ SÁNG TẠO”, và mười lời này vẫn đang hành động trên thế giới. Những lời sáng tạo này vẫn tiếp tục sáng tạo, liên tục tái tạo thế giới và giúp cho thế giới đứng vững như lời Chúa trong Kinh Thánh “Hỡi Đức Giê-hô-va, lời Ngài được vững lập đời đời trên trời” ( Thi thiên 119:89)
ĐỨC CHÚA TRỜI SHABBAT (NGỪNG;NGHĨ) SAU SÁU NGÀY SÁNG TẠO.
Ngày hôm nay, sau sáu ngày sáng tạo “Ngài nghỉ các công việc Ngài đã làm. Rồi, Ngài ban phước cho ngày thứ bảy, đặt là ngày thánh” (Sáng thế ký 2:2). Vì vậy ngày hôm nay là ngày được ban phước, ngày thánh và một ngày được Chúa tạo nên để dành cho sự nghỉ ngơi. Từ Shabbat bắt nguồn từ động từ shavat trong tiếng Do Thái ( tiếng Do Thái : שָׁבַת ). Có nghĩa là "nghỉ ngơi" chính xác hơn là "ngừng [khỏi công việc]", Các ngày khác của người Do Thái được gọi theo thứ tự nhưng riêng ngày thứ bảy được gọi là Shabbat (שַׁבָּת) (hay "Shabbos" hoặc " Sabbath ") để nhớ đến sự tạo dựng vì ngày này Chúa “ngừng, nghỉ”.
Sau khi Đức Chúa Trời đưa Con cái Y-sơ- ra -ên ra khỏi Ai Cập vào năm 2448, Ngài dạy họ về lễ Shabbat: “Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh. Ngươi hãy làm hết công việc mình trong sáu ngày; nhưng ngày thứ bảy là ngày nghỉ của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi: trong ngày đó, ngươi, con trai, con gái, tôi trai tớ gái, súc vật của ngươi, hoặc khách ngoại bang ở trong nhà ngươi, đều chớ làm công việc chi hết; vì trong sáu ngày Đức Giê-hô-va đã dựng nên trời, đất, biển, và muôn vật ở trong đó, qua ngày thứ bảy thì Ngài nghỉ: vậy nên Đức Giê-hô-va đã ban phước cho ngày nghỉ và làm nên ngày thánh. (Xuất Ê-díp-tô Ký 20: 8–11).
Đây là một trong mười điều răn nền tảng của 613 điều răn Do Thái và là điều răn dài nhất, chi tiết nhất trong các điều răn. Vì vậy, Shabbat cũng tưởng nhớ đến việc Chúa giải phóng dân Chúa thoát khỏi ách nô lệ và cũng là trung tâm của đời sống người Do Thái.
Người Do Thái tin rằng, Shabbat, “hình ảnh của Thế giới sẽ đến ”. Chúa sáng tạo thế giới trong sáu ngày lên đến đỉnh điểm ở Shabbat, Ngài nghỉ ngơi. Cũng vậy sau sáu thiên niên kỷ làm việc và vất vả của chúng ta để biến thế giới trở thành ngôi nhà cho Đức Chúa Trời sẽ lên đến đỉnh điểm trong kỷ nguyên thiên sai— “ngày hoàn toàn là Shabbat, yên bình và vĩnh cửu.” (Talmud, Berachot 57b; Nachmanides trên Genesis 1; Grace After Meals ).
Biên tập bởi Mục Vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam.
Comments