top of page
Tìm kiếm

THEO DẤU CHÂN CHÚA JESUS - CỘNG ĐỒNG DO THÁI NƠI GIA ĐÌNH CHÚA JESUS ĐÃ ĐI LÁNH NẠN TẠI Ê-DÍP-TÔ.



Chúng ta không biết gia đình của Chúa Jesus đã đi đâu khi họ lánh qua Ê-díp-tô ( Ai Cập ), tuy nhiên, chúng ta biết rằng người Do Thái đã di cư vào Ai Cập trong nhiều thế kỷ. Nhiều khả năng gia đình của Chúa Jesus, trong chuyến đi đến Ai Cập (Ma-thi-ơ 2:13-18), có thể đã định cư giữa cộng đồng Do Thái đang phát triển, có ảnh hưởng trong & xung quanh Alexandria. Chắc chắn, sẽ có nhiều cơ hội để Giô-sép sử dụng kỹ năng của mình như một "tekton" (bậc thầy sử dụng gỗ & đá trong các tòa nhà) tại thành phố Alexandria đang mở rộng nhanh chóng.


Chuyến đi đến Ai Cập này có thể được lần theo dấu của Kinh Thánh đến thời Giê-rê-mi và sự sụp đổ của Đền thờ đầu tiên (Giê-rê-mi 43). Ba thế kỷ trước khi Chúa Jesus sinh ra đã có nhiều làn sóng khác nhau của người nhập cư Do Thái đến định cư tại Ai Cập, một trong số đó là 120.000 người Do Thái bị Ptolemy I Soter đưa đến Ai Cập. Những người Do Thái này dường như đã định cư xung quanh thành phố Alexandria . Người Do Thái định cư nhiều đến nỗi Ptolemies đã phân chia họ ở hai trong năm quận của thành phố. Điều này cho phép họ giữ luật pháp của Do Thái trước các ảnh hưởng văn hóa địa phương. Có những cộng đồng Do Thái lân cận khác, vẫn còn đến ngày nay như cộng đồng Kafr ed-Dawar. Tại Kafr ed-Dawar, người Do Thái được phục vụ như là “những người con nuôi của dòng sông”.


Đến thời kỳ Đền thứ hai, sự đồng hóa đã diễn ra mạnh mẽ, ngay cả những thành viên có giáo dục cao của cộng đồng Do Thái thì cũng có nhiều người không thể nói, đọc hoặc viết bằng tiếng Do Thái. Điều này có nghĩa là họ không thể đọc kỹ càng Kinh Thánh tiếng Do Thái. Một nhà lãnh đạo như vậy của cộng đồng Do Thái Alexandrian vào thời điểm Chúa Jesus là Philo. Mặc dù là một triết gia có giáo dục cao, nhưng có ít bằng chứng cho thấy ngay cả Philo cũng thành thạo tiếng Do Thái.


Để giúp làm chậm sự đồng hóa này, các học giả Do Thái bắt đầu dịch Tanakh (Cổ Ước) sang tiếng Hy Lạp, bắt đầu với năm cuốn sách của Moses (Torah). Một trong những bản dịch Kinh Thánh Hy Lạp đã trở nên rất phổ biến và được biết đến với cái tên "Septuagint". Đây là văn bản mà các nhà văn Tân Ước thường trích dẫn từ (thay vì phiên bản Hebrew).


Bức ảnh trong bài viết này cho thấy một trong những mảnh vỡ của một đoạn từ sách Xa-cha-ri (8:23-9:5) của bản dịch Kinh Thánh Septuagint được tìm thấy trong số những cuộn giấy Biển Chết (8HevXIIgr).


Nhiều bản khắc khác nhau đã được tìm thấy từ Alexandria cổ đại nói về các Synagogues và tiền thân của họ, "proseuche". Hai trong số những bản khắc này, nói về "proseuche", có từ khoảng 40BCE được thể hiện phía trên bên trái trong tổng hợp bức ảnh trên. Một bản khắc khác của Alexandrian (ca. 3CE) được thể hiện trên bên phải nói về một "archisynagogos" (nổi bật màu vàng), đó là một nhà lãnh đạo của một Hội đường.


Những dấu tích này nhắc đến nơi Chúa Jesus từng ở, trong một cộng đồng Do Thái đông đảo tại Ê-díp-tô, nơi di cư quen thuộc của người Do Thái kể từ đời Áp-ra-ham.


Mục vụ Do Thái


Comments


bottom of page