top of page
Tìm kiếm

THẦN ĐỒNG VĨ CẦM GỐC DO THÁI VÀ NHỮNG BÀI HỌC HAY VỀ CUỘC SỐNG.




Joshua David Bell (sinh ngày 9 tháng 12 năm 1967) là một nhà vĩ cầm và điều khiển giàn nhạc Hoa Kỳ. Bell sinh ra ở Bloomington, Indiana, Hoa Kỳ. Cha ông là người gốc Scotland, còn mẹ gốc Do thái. Joshua Bell là một trong những nghệ sĩ vĩ cầm đương đại lừng danh nhất thế giới. Anh đã trở thành thần đồng sau khi biểu diễn tại Carnegie Hall ở New York khi mới 17 tuổi vào năm 1985. Với tên tuổi của mình, mỗi phút cầm trên tay cây đàn để biểu diễn của Bell trị giá đến 1.000 USD.


Nhưng một lần khác trong một thử nghiệm, khi sân khấu của anh "đặc biệt", một buổi biểu diễn miễn phí tại ga tàu điện ngầm , Bell chỉ nhận được 32 USD, không hơn không không kém.



Thần đồng vĩ cầm đã kéo cây vĩ cầm trị giá 3,5 triệu USD để biểu diễn thứ âm nhạc tuyệt đẹp - sáu tiểu phẩm cực khó của Fritz Kreisler, Bach, Franz Schubert, Jules Massenet, Manuel Ponce - trong 45 phút ở một ga tàu điện ngầm ở Washington DC.


Buổi biểu diễn miễn phí đó, vẫn khuôn mặt ấy, vẫn những ngón tay đẹp đẽ ấy với cách ăn mặc đơn giản, tại ga đó gần như không ai nhận ra nghệ sĩ tài danh này và hầu như chẳng có lấy một khán giả đứng nán lại xem cả buổi biểu diễn.


1070 người đã đi lướt qua anh, chỉ 27 người vừa đi vừa ném tiền, và duy nhất chỉ 1 phụ nữ nhận ra Joshua Bell. Ngay khi anh ngừng chơi, thu xếp dụng cụ, chẳng ai buồn quan tâm cả! Ấy vậy mà, trước đó 2 ngày, buổi biểu diễn của Bell tổ chức ở một nhà hát lớn ở Boston. Vé bán hết sạch với giá 100 USD/vé. Ban tổ chức cũng chấp nhận bỏ một số tiền lớn để mời anh tới biểu diễn.


Một phút biểu diễn của Joshua Bell trên sân khấu trị giá 1000 USD nhưng 45 phút biểu diễn miễn phí ở ga tàu điện ngầm, anh chỉ nhận được vỏn vẹn 32 USD.


Một bài học mà chúng ta có thể học đó chính là mỗi người cần phải ở đúng vị trí và đúng nơi. Cũng một giá trị đó nếu ở một nơi khác thì giá trị sẽ khác, con người cũng vậy bạn chỉ có giá trị khi ở đúng chỗ.


Từ câu chuyện này chúng ta có thể thấy đối với những thứ "cho không", nhiều người tỏ ra chẳng quan tâm, thậm chí có thái độ khinh thường, coi rẻ. Trong khi những thứ tốt đẹp như vậy ở bên cạnh, họ lại bỏ qua và đi tìm những thứ xa vời, hão huyền mà có khi cả đời chẳng chạm tới được.



Những thứ miễn phí người ta chọn cho đi không phải nó không có giá trị mà người ta muốn đem giá trị của nó tới cho nhiều người. Là một người văn minh, chẳng ai lại cho đi thứ mình bỏ đi cả. Hơn hết, họ muốn góp một phần mình vào những việc tốt của xã hội.


Mỗi chúng ta nên trân trọng những gì mình đang có, những gì mình được nhận mỗi ngày và nên nói lời cảm ơn để thấy cuộc sống này vẫn luôn đối xử tốt với chúng ta ra sao. Không ít người dè bỉu cuộc sống của mình, để rồi đến khi gặp khó khăn lại bắt đầu than thở giá như ngày trước sống tốt hơn, biết nắm bắt cơ hội hơn. Chúng ta đâu có cỗ máy quay trở lại thời gian, chúng ta chỉ còn cách trân trọng từng giây từng phút chúng ta được sống, được thở và được hạnh phúc.


Cứ trân trọng mọi thứ, dù nó không có ý nghĩa nhiều với người khác. Nhưng biết đâu, món quà ấy chính là một cơ hội lớn mà dù bạn có nằm mơ cũng chẳng ngờ tới. Cuộc sống lúc nào cũng màu nhiệm, chẳng qua là bạn có tin hay không mà thôi!


Biên tập bởi Mục Vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam.


Comentarios


bottom of page