Lấy đi mạng sống của một người chính là vi phạm luật Do Thái, nhiều những giáo sĩ Do Thái hiện đại đều thừa nhận rằng hầu hết các vụ tự tử đều là do đấu tranh với bệnh tâm thần. Sự tự sát của một người thân yêu là một trong những bi kịch thử thách nhất mà một người có thể phải đối mặt. Ngoài ra, vẫn còn tồn tại một sự kỳ thị gắn liền với việc tự tử ở nhiều nơi trong cộng đồng Do Thái, vì trong thực tế thì truyền thống Do Thái cực kỳ phản đối việc tự sát trong hầu hết các trường hợp.
TỰ SÁT CÓ VI PHẠM LUẬT CỦA DO THÁI KHÔNG?
Mặc dù không có sự cấm đoán rõ ràng trong Kinh thánh đối với việc tự tử, nhưng các giáo sĩ Do Thái sau đó đã đưa ra một lệnh cấm từ trong Kinh Thánh sách Sáng thế ký 9 :5 “Quả thật, ta sẽ đòi máu của sự sống ngươi lại.” Đây chính là lời của Chúa và chúng ta có trách nhiệm với sự sống mà Chúa ban cho chúng ta. Người Do Thái coi đây là điều cấm cụ thể là không được tự sát, hầu hết các luồng tôn giáo chính của Do Thái Giáo đều ủng hộ quan điểm rằng việc tự sát về cơ bản là không phù hợp với luật pháp và các giá trị của người Do Thái.
Bảo tồn mạng sống của con người là một trong những nhiệm vụ cao nhất trong đạo Do Thái, và tự sát được coi là chống lại giá trị cơ bản này. Con người thậm chí còn bị cấm làm hại chính mình - chứ đừng nói đến việc tự kết liễu cuộc đời mình. Hơn nữa, trong tư tưởng truyền thống của người Do Thái, cơ thể thuộc về Đức Chúa Trời, và như vậy việc kết liễu cuộc đời của một người không được coi là thuộc phạm vi quyền hạn của một người. Tự tử đôi khi bị coi là ăn cắp sự sống được ban cho của Đức Chúa Trời và từ chối quyền tể trị của Đức Chúa Trời.
Người Do Thái tin rằng có ngoại lệ duy nhất là trường hợp tử vì đạo, theo truyền thống, người Do Thái có thể chấp nhận hy sinh mạng sống của mình hơn là vi phạm ba tội trọng là thờ hình tượng, giết người và vô luân. Tuy nhiên, việc này chỉ được phép với người Do Thái khi họ phải có đầu óc tỉnh táo và hiểu biết.
Theo luật Do Thái, chỉ những người cố ý tự sát trong tiếng Do Thái là “lada'at”, về cơ bản phải là người có trí óc sáng suốt thì mới được coi là đã tự sát. Ngoài ra, một người trưởng thành không bị coi là đã tự sát nếu họ hành động vì bị ép buộc - ví dụ được trích dẫn là Vua Sau-lơ trong Kinh thánh, người đã tự sát thay vì đối mặt với tra tấn hoặc cưỡng bức cải đạo dưới tay người Phi-li-tin. Người tự sát cũng có thể được chôn trong nghĩa trang người Do Thái nhưng thường thì họ được chôn tại cửa của nghĩa trang hoặc một khu vực đặc biệt.
ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI CÓ BỆNH NAN Y THÌ THẾ NÀO?
Đối với người Do Thái thì không được phép tự sát ngay cả trong trường hợp một người bị bệnh nan y hoặc đang trong tình trạng đau đớn nghiêm trọng. Việc giúp một người mắc bệnh nan y tự tử cũng không được phép và trong một số trường hợp việc giúp người mắc bệnh nan y tự sát có thể tương đương với tội giết người. Các nhà chức trách Chính thống, Bảo thủ và Cải cách đều ủng hộ việc cấm giúp người có bệnh nan y tự sát.
Do Thái Giáo cũng ý kiến khoan dung hơn đối với việc dừng lại việc kéo dài sự sống giả tạo đối với một người coi như đã chết. Các quy tắc Shulhan Arukh có thể loại bỏ những cản trở đối với sự ra đi của linh hồn để cho phép cái chết tiếp tục. Ngoài ra còn có sự ủng hộ rộng rãi để giảm bớt nỗi đau và sự đau khổ của những người sắp chết, ngay cả trong trường hợp các biện pháp như vậy có nguy cơ đẩy nhanh sự chết của bệnh nhân. Các giáo sĩ Do Thái Chính thống, Bảo thủ và Cải cách đều bày tỏ sự ủng hộ đối với việc tiêm morphin giảm đau đớn cho người bệnh nan y thậm chí việc này có nguy cơ gây ngừng tim hoặc giảm hô hấp. Do có nhiều vấn đề luân lý ở đây nên các thầy thông giáo của Do Thái Giáo thường khuyến khích các gia đình người bệnh cần phải tham khảo trước với những người có trách nhiệm.
Biên tập bởi Mục Vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam
Commenti