top of page
Tìm kiếm

VƯỜN ĐỊA ĐÀNG - NƠI CHÚA TẠO DỰNG NÊN LOÀI NGƯỜI NGÀY NAY NẰM Ở ĐÂU?


Kinh Thánh cho chúng ta một số lưu ý về vị trí địa lý đáng chú ý, điều này được mô tả trong Sáng thế ký 2: 10-14 “Một con sông từ Ê-đen chảy ra đặng tưới vườn; rồi từ đó chia ra làm bốn ngả. Tên ngả thứ nhứt là Bi-sôn (Pishon); ngả đó chảy quanh xứ Ha-vi-la (Havilah), là nơi có vàng. … Tên sông thứ nhì là Ghi-hôn (Gihon), chảy quanh xứ Cu-sơ (Cush). Tên sông thứ ba là Hi-đê-ke (Tigris), chảy về phía đông bờ cõi A-si-ri (Asshur). Còn sông thứ tư là sông Ơ-phơ-rát (Euphrates chảy qua Shinar).”

Sử gia Josephus đã làm sáng tỏ thêm về bốn con sông này trong tác phẩm sử thi Cổ vật của người Do Thái. Ông viết rằng Pishon gắn liền với sông Hằng, Gihon với sông Nile. Tigris và Euphrates vẫn giữ tên ban đầu của họ ngày nay.

Trước đó người ta nghĩ rằng vùng đất Ê-đen là toàn bộ vùng ven biển ở phía đông của Biển Địa Trung Hải - khu vực chung quanh Jerusalem. Ghi chép trong Kinh thánh cho thấy rằng vùng đất Eden rộng lớn hơn là nơi mà ngày nay chúng ta nghĩ. Nó có thể bao gồm khu vực Biển Đỏ ở phía nam, đến thành phố cảng và vịnh Aden được đặt tên nổi tiếng (một địa điểm truyền thống lâu đời như lịch sử nhân loại).

Hình ảnh trong Kinh thánh cho thấy Trái đất vào thời kỳ này là một thiên đường. Vườn Ê-đen với khí hậu ôn hòa, với bốn nhánh sông rộng, hiền hòa chảy về phía đông ra biển. Sáng thế ký 2:10 “Một con sông từ Ê-đen chảy ra đặng tưới vườn; rồi từ đó chia ra làm bốn ngả.” Điều này cho thấy rằng Vườn Địa Đàng có lẽ là điểm cao nhất trên đất. Jerusalem hiện nay không phải là điểm cao nhất nhưng nếu so với các vùng khác đặc biệt là biển chết ( Jerusalem nằm cao hơn biển chết khoảng 800m so mực nước biển). Tuy nhiên, Kinh Thánh tiết lộ rằng khi Đấng Mê-si đến, một trận động đất lớn sẽ nâng thành Giê-ru-sa-lem lên — và mở ra các dòng sông có nước sống (Xa-cha-ri 14: 8-10). Một con sông lớn sẽ chảy về phía đông từ cửa đền thờ của Đức Chúa Trời vào Biển Chết (Ê-xê-chi-ên 47). Một khi vùng biển này đầy nước sống, nó sẽ tràn ra và các dòng suối sẽ chảy qua khu vực xung quanh.

Kinh Thánh nhiều lần gọi Jerusalem là “núi thánh” của Đức Chúa Trời (Ê-sai 11: 9; Giô-ên 3:17, v.v.). Ê-xê-chi-ên 28: 13-14 đã sử dụng cùng một ngôn ngữ liên quan đến Vườn Ê-đen: “Ngươi vốn ở trong Ê-đen, là vườn của Đức Chúa Trời(c13). … ta đã lập ngươi lên trên hòn núi thánh của Đức Chúa Trời(c14) …. ” Có thể là vì hai nơi này là một và giống nhau - Giê-ru-sa-lem và Vườn Ê-đen ở trên “núi thánh” của Đức Chúa Trời?

Sáng thế ký 3: 23-24 cho thấy sau khi A-đam và Ê-va ăn cây cấm, Đức Chúa Trời đã đuổi họ ra khỏi Vườn Địa đàng. Sau đó, Ngài đã đặt một thiên thần với thanh gươm rực lửa "ở phía đông của vườn Địa đàng," cho thấy rằng Adam và gia đình của ông đã định cư ở lãnh thổ phía đông của Vườn Địa đàng.


Bằng chứng thêm về nơi ở của A-đam được chép trong Giô-suê 3:16, Kinh Thánh ghi lại rằng khi con cái Y-sơ-ra-ên băng qua sông Giô-đanh để vào Đất Hứa khoảng 2.500 năm sau, đã nhắc đến một nơi tên là “… thành A-đam, là thành ở bên cạnh Xát-than (Zarethan);”. Thành phố này nằm trong khu vực “biển Arabah, hay là Biển Muối”, một ám chỉ rõ ràng về Biển Chết. Điều này xác nhận thêm rằng Adam và Eve định cư trên vùng đất phía đông của khu vườn.

Gần đây, các nhà khảo cổ học đã chứng minh được liên kết giữa di chỉ Tel ed-Damiyeh một di tích cổ gần sông Jabbok, với “thành phố của Adam”. Tại đó có Cầu Damia hay còn gọi là Cầu Adam, một cây cầu cổ bắc qua sông Jordan.

Tất cả những điều này đều làm sáng tỏ rằng A-đam và Ê-va định cư trên lãnh thổ tiếp giáp với phía đông của Vườn Địa đàng, trong khu vực ngày nay chúng ta gọi là Thung lũng Jordan. Xét về tầm quan trọng của Jerusalem đối với Đức Chúa Trời và vai trò trung tâm của nó trong kế hoạch tổng thể của Đức Chúa Trời cả về mặt lịch sử và tương lai, thì không có gì là không hợp lý khi nghĩ rằng Đức Chúa Trời sẽ thành lập thành phố này ở chính nơi mà Ngài đã tạo ra loài người?

Ngoài ra truyền thống Do Thái tin rằng Jerusalem chính là nơi đặt vườn Ê-đen và là nơi Chúa tạo dựng nên loài người. Vì “đất ở Jerusalem” được dùng để tạo dựng nên loài người vì vậy đây là nơi rất linh thiêng đối với người Do Thái.

Ngày nay, tại nhà thờ mái vòm mà người Hồi Giáo đang chiếm giữ, vẫn còn lưu lại nơi thiêng liêng nhất của Do Thái Giáo, hơn cả bức tường than khóc một tảng đá mà người Do Thái gọi nó là “đá nền tảng” nơi mà họ tin rằng khởi nguồn của thế giới là từ đó.

Biên tập bởi Mục Vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam.


1 Comment


Tâm Văn
Tâm Văn
Aug 10, 2024

Amen! Tài liệu rất hữu ích cho vấn đề học hỏi LỜI CHÚA.

Like
bottom of page